VinFast và tham vọng bán xe điện tại thị trường "khó tính" nhất thế giới

09:27 | 27/07/2022 - Quang Anh
Theo dõi Auto5 trên
Mặc dù nhận rất nhiều sự tranh cãi kể từ khi bước chân vào ngành công nghiệp ô tô với thương hiệu VinFast nhưng không thể phủ nhận những giá trị mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng đem lại cho người dân Việt Nam.

“Một khi chúng ta đã bước chân vào lĩnh vực công nghiệp nặng, chúng ta đã nắm bắt được công nghệ, kỹ thuật, chúng ta đã có uy tín; với những điều kiện đó, chúng ta có thể sản xuất rất nhiều thứ. Với hệ sinh thái rộng lớn, với năng lực sản xuất, năng lực tổ chức, chắn chắn đó sẽ là một chân trời mới cho Vingroup”

Đây là điều mà Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ với cổ đông về chiến lược phát triển VinFast tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vừa diễn ra vào mùa hè vừa qua.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và thương hiệu VinFast

Phạm Nhật Vượng (sinh ngày 05/08/1968) là một doanh nhân và tỷ phú người Việt Nam, hiện là chủ tịch Hội đồng quản trị VinGroup. Tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom, thành lập năm 1993 tại Ucraina.

Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mô hình Tập đoàn với tên gọi Tập đoàn Vingroup – Công ty CP.

Tập đoàn lớn nhất Việt Nam này gồm rất nhiều công ty con kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm các lĩnh vực chính như:

  • Vinhomes: Bất động sản nhà ở, biệt thự và dịch vụ
  • Vincom Retail: Bất động sản thương mại, văn phòng
  • VinWonders: Dch vụ giải trí
  • Vinpearl: Du lịch, giải trí
  • VinMec: Dịch vụ y tế
  • Vinschool – VinUni: Giáo dục
  • VinFast: Sản xuất ô tô, xe máy...

Trong đó, VinFast được coi là một trong những lĩnh vực mũi nhọn của tập đoàn và đang cho thấy sự phát triển vượt bậc, các sản phẩm xe ô tô điện của thương hiệu này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ những thị trường xe hơi khó tính bậc nhất trên thế giới như Mỹ, Úc...

Năm 2018, VinFast khiến giới yêu xe trên thế giới ngạc nhiên khi giới thiệu 2 mẫu xe Lux A2.0 và Lux SA2.0 tại Triển lãm Paris Motor Show tại Pháp. Ngay sau đó, mẫu xe đô thị cỡ nhỏ Fadil cũng được "ra lò" và nhanh chóng nhận được nhiều sự chú ý tới từ khách hàng Việt.

Đây đều là những mẫu xe sử dụng khung gầm đến từ những thương hiệu Âu-Mỹ nổi tiếng trên thế giới như Chevrolet Spark (Fadil), BMW 5 Series (Lux A2.0) và BWM X5 (Lux SA2.0). Nhờ cách tiếp thị khéo léo mà những mẫu xe này dù mới ra mắt không lâu nhưng đã chiếm một lượng từ 17 - 19% thị phần trong phân khúc, tính đến thời điểm hiện tại.

Ngoài xe chạy xăng, VinFast cũng rất tập trung nghiên cứu và sản xuất xe điện. Hãng đã cho ra mắt 6 sản xe điện bao gồm VF e34, VF5, VF6, VF7, VF8 và VF9, những mẫu xe này trải dài trên nhiều phân khúc từ hạng A cho tới hạng E (full-sized).

Theo kế hoạch được công bố trước đây, VinFast sẽ dừng sản xuất xe chạy xăng vào cuối năm 2022 để tập trung chỉ phát triển xe điện. Tuy nhiên, nhà sản xuất xe Việt Nam mới đây đã "quay xe" và dừng sản xuất xe xăng từ tháng 8/2022 tới đây.

Chủ sỡ hữu của 3 mẫu xe Fadil, Lux A2.0 hay Lux SA2.0 sẽ không cần quá lo lắng khi nhà sản xuất cam kết sẽ tăng cường một lượng lớn phụ tùng thay thế để phục vụ cho quá trình bảo dưỡng, sữa chữa và tăng thời gian bảo hành lên con số 10 năm, ngang với thời gian bảo hành của những chiếc xe ô tô điện VinFast.

Tham vọng kinh doanh xe điện tại Mỹ - thị trường "khó tính" bậc nhất thế giới

Hoài nghi là điều thường được nhắc đến lĩnh vực ô tô điện khi nguồn cung nguyên vật liệu cũng đang gặp khó khăn. Đây là tình trạng chung của của nhiều nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới, ảnh hưởng từ chính đại dịch covid-19 diễn ra phức tạp trong hơn 2 năm liền.

Điều này cũng vừa là cơ hội vừa khó khăn dành cho những công ty khởi nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực ô tô điện như VinFast. Từ tháng 8/2022, VinFast sẽ chính thức chỉ sản xuất xe điện với quy mô toàn cầu chứ không riêng gì thị trường Việt Nam.

Công ty cũng chuẩn bị xây dựng một nhà máy trên khu đất rộng hơn 2.000 mẫu Anh đặt tại hạt Chatham, xứ sở sương mù. Dự kiến sẽ có khoảng 150.000 chiếc xe điện mỗi năm được sản xuất tại đây, tạo ra 7.500 việc làm. Đây là một khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến giờ của VinFast, cho thấy quy mô tham vọng của hãng xe Việt Nam - trở thành một trong số những nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới trong 5 - 10 năm.

Ngày 14/7, VinFast khai trương 6 showroom đầu tiên tại thị trường nước ngoài, trong đó có cả một showroom lớn đặt tại thành phố Santa Monica, Mỹ. Hai mẫu xe đầu tiên trình làng thị trường này sẽ là VF8 và VF9 - hai mẫu SUV có kiểu dáng đẹp với rất nhiều tiện nghi và an toàn.

Michael Dunne - Người sáng lập ZoZoGo EV, sau khi lái thử chiếc VF8 đã chia sẻ rằng: "Đó là một chiếc xe chắc chắn, không có tiếng kêu hay bất kì vấn đề nào... Nhưng thị trường Mỹ không có chỗ cho những kẻ yếu đuối". Đây chính là một điều cảnh báo từ một người trong cuộc dành cho thương hiệu xe Việt Nam.

Vì là "kẻ đến sau" nên VinFast sẽ cần thu hút khách hàng bằng những điều mới mẻ và hiệu quả giống như những gì hãng đã công bố: bảo hành 10 năm và giá bán không bao gồm cả pin (một thành phần khiến mức giá của những chiếc xe điện cao ngất ngưởng). Thay vào đó, người mua có thể thuê pin theo một mức phí nho nhỏ mỗi tháng.

Khi thời lượng pin giảm xuống 70%, chủ sở hữu xe điện VinFast sẽ được đổi miễn phí sang pin mới.“Các nhà đầu tư thực sự thích loại câu chuyện mô hình kinh doanh này... Vấn đề đặt ra là sẽ cần cung cấp nhiều pin hơn để hoạt động” - Yale Zhang - một nhà phân tích ngành ô tô có trụ sở ở Thượng Hải chia sẻ.

Đó là nước đi táo bạo trong một lĩnh vực cực kỳ cạnh tranh. Mặc dù thiếu kinh nghiệm và thiếu các công nghệ cốt lõi nhưng VinFast vẫn có một nguồn vốn dồi dào hơn nhiều công ty khởi nghiệp xe điện khác trên thế giới. Cho đến nay, VinGroup đã đầu từ 6,6 tỷ USD (hơn 150 nghìn tỷ VND) vào VinFast cùng với sự phục vụ của đội ngũ lạnh đạo từng quản lý tại các hãng lớn như Ford, Renault, Gm hay BMW.

Trong khi đó, xe của VinFast được thiết kế bởi công ty Pininfarina lừng danh của Ý, bảng điều khiển hiện tại được chế tạo bởi LG còn pin xe điện được sản xuất bởi Samsung.

Vào cuối tháng 3/2022, Tổng thống Joe Biden cũng đã đăng tải một dòng tweet nói rằng việc đầu tư vào xe điện tại Mỹ của VinFast là "một ví dụ điển hình của chiến lược kinh tế tại đây".

Chỉ trong vài ngày kể từ khi mở cọc, đã có gần 10.000 đơn đặt hàng từ thị trường Mỹ. "Chúng tôi còn nói đùa rằng Tổng thống Biden chính là nhân viên bán hàng rồi nhất mà chúng tôi từng có và chúng tôi không cần phải trả tiền" - bà Lê Thị Thu Thủy, CEO của VinFast chia sẻ.

Ngoài ra, bà Thủy cũng rất ngạc nhiên với sự hộ trợ tới từ Chính phủ Hoa Kỳ khi Bộ trưởng Thương mại nước này đã dành phần lớn bài phát biểu 5 phút tại Hội nghị đầu từ SelectUSA vào cuối tháng 6 vừa qua để nói về VinFast.

Như vậy, ngoài tiềm lực đang có thì VinFast cũng đang được hưởng lợi nhiều từ nước sở tại và rất được hoan nghênh đến từ phía Chính phủ Hoa Kỳ. Đây cũng vừa là cơ hội, vừa là thách thức để VinFast có một khởi đầu thuận lợi hơn trong công cuộc chinh phục khách hàng Mỹ với các sản phẩm xe điện của mình.

Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Link gốc

Từ khóa: Vinfast

Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam

Hãng xe tìm kiếm nhiều nhất
Mẫu xe