Sếp lớn của Jeep nói điều bất ngờ về VinFast khiến ai nấy cũng phải suy nghĩ
Không quá khi nói VinFast có thể được coi là niềm tự hào của người dân Việt bởi cái tên này xuất hiện rất nhiều trên những trang báo, tạp chí, mạng xã hội hay các nền tảng đa phương tiện khi nhắc tới hai chữ "Việt Nam" linh thiêng.
Đây là nhà sản xuất ô tô Việt Nam thành công nhất từ trước đến nay. Dù chỉ mới ra mắt từ năm 2018 nhưng VinFast đã cho thấy những sự tăng trưởng nhanh chóng không chỉ tại thị trường quê nhà mà còn ở thị trường lớn trên thế giới như Bắc Mỹ.
Ở thời điểm ban đầu, hãng "làm quen" với thị trường bằng dải sản phẩm ô tô chạy xăng với 3 cái tên từng được nhiều khách hàng tin dùng như Fadil, Lux A 2.0 hay Lux SA 2.0 cùng lời tuyên bố sẽ sớm trở thành một nhà sản xuất xe điện.
Có vẻ như VinFast muốn đẩy nhanh quá trình điện hóa của mình bằng việc dừng sản xuất các dòng xe xăng và chỉ tập trung vào dải sản phẩm xe điện mới, trải dài từ phân khúc A tới E.
Điều này ban đầu khiến nhiều chủ sở hữu xe xăng VinFast hoài nghi về việc công ty sẽ bỏ bê những "đứa con đầu lòng" của mình và khách hàng sẽ phải vật lộn với vấn đề bảo dưỡng cũng như về nguồn cung link kiện, phụ tùng để thay thế khi xe gặp vấn đề.
Tuy nhiên, nhà sản xuất ô tô Việt Nam đã một lần nữa khẳng định về tầm nhìn của mình khi tăng chính sách bảo hành cho những dòng xe xăng lên tới 10 năm hoặc 200.000km - tương đương với chính sách bảo hành xe điện của hãng. Đồng thời, tăng nguồn cung linh kiện, phụ tùng lên tới 1,5 lần để phục vụ khách hàng.
Từ đó đến nay, VinFast đã vận chuyển gần 3.000 chiếc ô tô điện tới thị trường Bắc Mỹ, từng bước thâm nhập thị trường này với dải sản phẩm điện hóa của mình với cái tên đầu tiên là VF8 - một mẫu crossover cỡ trung.
Những chiếc xe điện của VinFast sẽ được phân phối qua hệ thống showroom của hãng và sắp tới là thông qua một vài đối tác bán hàng tại thị trường này. Điều này có thể giúp xe ô tô điện VinFast tiếp cận hơn với người tiêu dùng trên toàn cầu.
Mới đây, nhà sản xuất ô tô Việt Nam đã đánh dấu một cột mốc mới khi cổ phiếu VFS của công ty đã chính thức được niêm yết trên Nasdaq - sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ 2 trên thế giới.
Mã cố phiếu ban đầu "chào sân" với giá 22 USD và sau đó chạm đỉnh ở mức hơn 38 USD trước khi chốt phiên giao dịch đầu tiên với giá 37,06 USD. Đây là một bất ngờ lớn đối với một công ty của Việt Nam, thậm chí phía VinFast cũng chưa lường trước tới kịch bản này.
Tính đến thời điểm ngày 18/8, giá trị cổ phiếu của VinFast giảm chỉ còn khoảng 20 USD. Đây là điều có thể biết trước, tuy nhiên con số này vẫn cao hơn nhiều so với mức mà các chuyên giá đánh giá (sấp sỉ 10 USD trong giai đoạn chào sân).
Đây mới chỉ là những thách thức đầu tiên của hãng ô tô Việt Nam trong quá trình chinh phục các thị trường quốc tế. VinFast sẽ còn phải làm rất nhiều điều nếu muốn cạnh tranh và phát triển.
Trong khi sự kiện này được các chuyên gia đánh giá là một dấu mốc lớn, có thể mở ra giai đoạn doanh nghiệp Việt chinh phục được thị trường vốn quốc tế nổi tiếng khắt khe thì trên mạng xã hội, nhiều hội nhóm xông vào đả kích, giễu cợt. Thậm chí, điều này còn được lan rộng hơn nhờ những thông tin giả.
Trích báo điện tử VTC
"Hành vì xấu này xuất phát một phần từ tính đố kị, nhưng một phần không nhỏ đến từ thói tự ti dân tộc, luôn tự hạ thấp giá trị của những gì người Việt làm ra khi so sánh với nước ngoài.
Tâm lý ấy khiến cho bao nhiêu năm nay dù chúng ta kêu gọi “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” nhưng hiệu quả chưa như mong muốn vì cái thực tế “người Việt Nam dìm hàng Việt Nam”.
Và với căn bệnh a dua rất trầm kha trên mạng xã hội, những “cơn sốt dìm hàng” này thường có tính bầy đàn rất mạnh, có thể tạo thành những con sóng dữ đập tan nỗ lực khẳng định mình của doanh nhân, doanh nghiệp nào chưa đủ bản lĩnh."
...
Khi một nhãn hàng, một thương hiệu đầy hứa hẹn bị lụi tàn, nhiều người bảo: “Biết ngay mà, đồ của Việt Nam so thế nào được với Tây”; “Kiểu làm ăn của Việt Nam, ở nhà con hát mẹ khen hay chứ cứ đọ với Tây là thua liền”… Khi nghe về câu chuyện thành công của “Tây”, nhiều người cứ phải thòng một câu: “Việt Nam mình thì 1.000 năm nữa cũng không làm được như vậy”.
Những người đó luôn than vãn rằng “Việt Nam mình đến cái kim, sợi chỉ còn chẳng làm được, nói gì đến sản phẩm cao cấp hơn”. Nhưng hễ có ai làm được thì họ lập tức lao vào đả kích không thương tiếc. Sao những người này không nghĩ, muốn hàng Việt lên ngôi thì bản thân mình nếu không thể mua hàng ủng hộ, ít ra cũng có sự động viên, khích lệ, hoặc ít hơn nữa thì đừng biến mình thành kẻ phá đám?
"
Tính đố kỵ, thói tự ti tự hạ thấp mình, luôn thấy mình kém cỏi là yếu tố kìm hãm sự thành công của doanh nghiệp Việt vì đã giết chết những nỗ lực tự cường, làm nhụt chí những người dám mơ lớn, làm lớn. Và điều này thường xảy ở những tầng lớp thấp, kém hiểu biết và dễ bị "dắt mũi" trong xã hội.
Mới đây trên mạng xã hội Facebook, Chủ tịch của Jeep & Ram Việt Nam - Nguyễn Hoài Nam, đã đăng tải một bức ảnh chụp cùng chiếc xe điện VinFast VF8 kèm dòng trạng thái có thể khiến nhiều người suy nghĩ sâu hơn về vấn đề trên. Nội dung cụ thể như sau:
"Hồi Vinfast sản xuất xe xăng cách đây mấy năm, mình mua một chiếc đi lại ở Hà nội. Đầu năm nay Vinfast xuất xe điện đi Mỹ, mình lên Los Angeles mua một chiếc VF8 màu Cam nổi bật chạy tới chạy lui bên đó.
Có người bảo Chủ tịch Jeep & Ram Việt nam sao mua Vinfast ?. Mình chỉ biết cười.
Rồi Vinfast niêm yết với con số ấn tượng ... Mình cũng chả biết nói gì.
Càng ngày mình càng thấy, Cuộc đời chả biết nói gì đâm lại hay.
Cuộc sống tươi đẹp."
Có thể thấy, dù được biết đến là một người đứng đầu của một công ty phân phối xe thương hiệu Mỹ tại Việt Nam nhưng ông Nguyễn Hoài Nam vẫn công khai lên tiếng bảo vệ "ngầm" cũng như sử dụng sản phẩm của VinFast, từ xe xăng cho tới xe điện.
Sâu xa hơn, đây chính là tinh thần thực sự của khẩu hiệu "người Việt dùng hàng Việt". Dù có là đối thủ, cạnh tranh trên thị trường nhưng vẫn luôn ủng hộ và khuyến khích nhau với mục tiêu phát triển đất nước Việt Nam lớn mạnh hơn, có thể "sánh ngang với các cường quốc năm châu".
Theo chia sẻ từ TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Uy ban Giám sát tài chính Quốc gia với báo điện tử Vietnamnet:
"Xây dựng một thương hiệu Việt đạt đẳng cấp thế giới, đặc biệt trong ngành công nghiệp chế tạo, không phải nhiệm vụ của riêng doanh nghiệp nào mà là của cả quốc gia. Cũng không doanh nghiệp riêng lẻ nào, dù tiềm lực tài chính mạnh đến đâu, có thể tự mình làm được nếu thiếu đi sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước.
Thương hiệu VinFast giờ đây đã trở thành một tài sản quốc gia mà cả Chính phủ và người dân Việt Nam cần phải tìm mọi cách để gìn giữ. Thương hiệu đó còn vô cùng non trẻ, cũng giống như ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới chập chững những bước đầu tiên, cần phải được bảo vệ cẩn trọng trong cuộc “so găng” với những “tay chơi” toàn cầu mới có thể tồn tại và phát triển được.
Người Hàn Quốc đủ khôn ngoan để biết rằng điện thoại Samsung kém iPhone, xe Hyundai, KIA thua BMW, Mercedes. Nhưng tại sao họ vẫn dùng? Bởi đó là cách thiết thực họ chung tay bảo vệ tài sản quốc gia và xây đắp niềm tự hào dân tộc.
Việt Nam có dân số gần 100 triệu người, gấp đôi Hàn Quốc. Nếu người Việt Nam đều có chung một niềm tin và sự ủng hộ như thế thì chắc chắn VinFast sẽ thành công, bởi so với các đối thủ, xe VinFast vượt trội hơn rất nhiều."
Theo tv.thoibaovhnt.com.vn - Link gốc
Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam
-
Ford Ranger616 triệu - 1,202 tỷ
-
Suzuki Jimny789 triệu - 799 triệu
-
Mitsubishi Xforce620 triệu - 699 triệu
-
Kia Seltos629 triệu - 739 triệu