Auto5

Bài viết này không tồn tại.

Quay về Trang Chủ

Những điều cần biết về bộ lọc gió động cơ trên xe hơi

15:39 | 17/07/2021 - Quang Anh
Theo dõi Auto5 trên
Bộ lọc gió động cơ (Air Filter) trên xe hơi có vai trò đảm bảo cho xe luôn vận hành ổn định và hạn chế bụi bẩn lọt vào động cơ dẫn đến hỏng hóc và giảm tuổi thọ.

Bọc lọc gió nói chung trên xe ô tô có tác dụng lọc và ngăn nừa bụi bẩn trong không khí vào hệ thống nhiên liệu, dầu nhớt, hệ thống làm mát (điều hòa) và vào buồng đốt động cơ đều được đánh giá là rất quan trọng.

Chủ sỡ hữu nên có kế hoạch thay bộ phận này thường xuyên và định kì để tránh ảnh hưởng đến động cơ.

Lọc gió động cơ (Air Filter) là gì? Tại sao cần phải thay thế định kỳ lọc gió động cơ?

Lọc gió động cơ (Air filter) thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capô, bộ phận này có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ.

Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, gây sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.

Nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió, nếu phát hiện bộ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng lọc gió mới.

Những loại lọc gió động cơ khuyên dùng

Hầu hết các loại lọc gió động cơ đều làm bằng vật liệu giấy khô, được gấp lại thành một bộ lọc có nếp gấp. Các nhà sản xuất phụ tùng lựa chọn khá cẩn thận những vật liệu mà họ sử dụng cho sản phẩm của mình, tối ưu cả về hiệu quả và hiệu suất.

Lọc gió bọt biển
Lọc gió bọt biển

Một số bộ lọc động cơ nên dùng có thể kể đến như bộ lọc dạng bọt biển, dạng nón, bộ lọc ướt, bộ lọc tái sử dụng và bộ lọc sợi thủy tinh.

Tuy nhiên, thị trường rất lớn và không thể kiểm soát hết được chất lượng của từng loại bộ lọc. Người mua cần tìm hiểu kỹ càng các thương hiệu, có thể hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm, xưởng sửa chữa xe uy tiến...

Một điều quan trọng là nên tránh các bộ lọc không rõ nguồn gốc, hàng nhái, kém chất lượng hoặc đã được sử dụng. Những bộ lọc chính hãng và có chất lượng cao đang có mức giá khá hợp lí nên không có lí gì phải "rước họa vào thân" bằng những loại kém chất lượng, không được kiểm chứng.

Lọc gió sợi thủy tinh
Lọc gió sợi thủy tinh

Các bộ lọc ướt, bọt biển, bông, tái sử dụng hoặc có thể rửa được có một cơ chế chăm sóc khá đặc biệt nên nếu bạn là một người không có nhiều thời gian để "tọc mạch" thì đây không phải là những bộ lọc gió động cơ mà bạn nên dùng.

Khi nào cần thay lọc gió động cơ?

Đối với xe mới, theo khuyến cáo của các hãng và theo quy trình bảo dưỡng, lọc gió động cơ cần thay vệ sinh sau mỗi 5.000 km và thay mới sau mỗi 20.000 km. Tuy nhiên, nếu bạn dùng cũ, xe đã qua sử dụng nên thời điểm thay lọc có thể sớm hơn và phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của xe. 

Ví dụ, bạn có thể kiểm tra vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng một lần (tùy theo điều kiện nào đến trước) và thay mới ở thời điểm 15.000km tính từ lúc thay lọc mới.

Tuy nhiên, nếu động cơ có dấu hiệu giảm công suất, hao nhiên liệu hơn bình thường và khi kiểm tra lọc gió thấy có dấu hiệu rách, bị ẩm, bụi đóng thành mảng khó vệ sinh thì đó là lúc nên thay lọc gió.

Cách thay hoặc vệ sinh lọc gió động cơ

Tùy vào dòng xe và thương liệu lọc gió động cơ bạn đang sử dụng, hãy mua một chiếc lọc gió tương tự. Bạn có thể hỏi các tiệm bán phụ tùng bằng cách cung cấp cho họ thông tin dòng xe, đời xe của mình. Nếu không tự tin, hãy nhờ một người có kinh nghiệm hơn giúp đỡ.

  • Mở nắp ca pô ra. Nếu xe bạn mới vận hành thì bạn cần phải để nghỉ một thời gian rồi mới mở ra để tránh bị bỏng.
  • Bộ lọc không khí thường nằm ở vị trí dễ thấy, phía trên động cơ. Ở xe cũ, các bộ chế hòa khí này thường được ẩn bên dưới các miếng che bằng nhựa hay kim loại. Ở các xe hiện đại hơn, các xe có hệ thống phun xăng điện tử tưởng có một bộ lọc gió hình vuông hay hình chữ nhật, nằm ở gần trung tâm, giữa lưới tản nhiệt và động cơ.
  • Tháo hết ốc/tai gài, nới lỏng các chốt hay khớp để lấy nắp che lọc gió ra. Làm tuần tự với mỗi khớp nối và không nên quá mạnh tay để tránh các khớp này bị hỏng. Sau đó hãy cất nắp ở vị trí dễ thấy và an toàn để bạn không vô tình giẫm lên nó.
  • Lấy lọc gió ra khỏi hộp. Nó chính là bộ phận có hình vuông hoặc chữ nhật, được làm bằng vải cotton, giấy hay nỉ, được bao bên ngoài bằng một lớp nhựa, sau đó hãy kiểm tra mức độ bẩn của các lớp lọc.
  • Lúc này, bạn sẽ dùng máy xịt khí để thổi bụi ở các khe lọc ra ngoài, nên tránh việc xịt với áp suất quá cao gây rách màng lọc. Chú ý, không được giặt bộ lọc qua nước, và tránh các vật nhọn gây chọc thủng màng lọc. Nếu lọc gió quá bẩn đến mức không thể làm sạch bằng các biện pháp thông thường như xịt và hút bụi. Hãy mạnh dạn thay một lọc mới để đảm bảo không khí sạch cho động cơ.
  • Dùng khăn lau sạch các bụi bẩn còn sót trước khi lắp lọc lại vị trí cũ. Và lắp bộ lọc lại theo đúng vị trí lúc đầu tiên đã lấy ra, hãy đảm bảo là các mép lọc gió đều đã khớp với các đường viền cao su. Sau khi lọc gió đã yên vị bên trong hộp, hãy lắp nắp của nó lại và tuần tự chốt lại bằng các mối nối/khớp mà ta đã mở ra.
  • Kiểm tra lần cuối bằng cách khởi động máy đệm ga lớn và dùng tay để kiểm tra cổ góp gió xem có không khí hút vào hay không, phòng trường hợp bị nghẹt.

Hậu quá "khó lường" nếu không thay/vệ sinh lọc gió động cơ

  • Công suất động cơ giảm: Khi lọc gió bị bám bẩn, gió lưu thông vào động cơ giảm, khiến lượng nhiên liệu hòa khí (gió và nhiên liệu) bị đốt giảm đi khiến công suất sinh ra cũng yếu hơn.
  • Xe mau hết xăng và nóng máy: Do công suất bị giảm, dẫn đến việc người lái phải tăng ga lớn hơn để tạo ra công suất mạnh và duy trì được tốc độ và sự ổn định. Điều đó khiến lượng nhiên liệu phải nạp vào xy lanh nhiều hơn nên xe chạy dễ hao xăng và mau nóng máy hơn.
  • Tạo ra muội than và khiến đầu bugi bị bẩn, dễ gây ra hiện tượng kích nổ cho động cơ, khiến năng lượng của tia lửa điện bị giảm, dẫn đến việc hiệu suất đốt cháy hòa khí cũng yếu đi. Một số trường hợp đầu bugi bị bám bẩn dày khiến động cơ không thể đánh lửa dẫn tới hiện tượng gây giật và rung xe.

Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn - Link gốc

Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam

Hãng xe tìm kiếm nhiều nhất
Mẫu xe