Thêm 2 hãng xe Nhật liên quan đến bê bối an toàn của Toyota, Daihatsu

12:08 | 23/12/2023 - Thế Anh
Theo dõi Auto5 trên
Theo Reuters, ngoài Toyota và Daihatsu, hai hãng xe Nhật khác là Mazda và Subaru cũng liên quan đến gian lận thử nghiệm an toàn mới nhất của Daihatsu.

Một cuộc điều tra trong nội bộ ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản đã phát hiện ra thương hiệu con Daihatsu của Toyota đang có những gian lận mờ ám trong quá trình kiểm tra an toàn. Một loạt các loại xe có niên đại từ những năm 1980, bao gồm xe của Toyota, Mazda, Subaru và Daihatsu, đều có liên quan.

Nguyên nhân được cho là do nhiều bộ phận trên các mẫu xe của Subaru và Mazda đều được cung cấp bởi Daihatsu.

Vụ việc lần này được Reuters đánh giá có thể khiến danh tiếng về chất lượng an toàn của các nhà sản xuất ôtô bị hoen ố. Theo đó, những gian lận trong quá trình thử nghiệm được Daihatsu tiến hành trên các mẫu xe Toyota và Daihatsu ở thị trường quốc tế, cùng với một số mẫu xe Mazda và Subaru dành riêng cho thị trường nội địa. Tính tổng cộng, có đến 64 mẫu xe và 3 mẫu động cơ bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm 22 mẫu xe và một động cơ bán ra dưới tên Toyota.

Cụ thể, cuộc điều tra cho thấy bộ điều khiển túi khí (Airbag Control Unit - ACU) được Daihatsu sử dụng trong các cuộc thử nghiệm là không giống với chi tiết xuất hiện trên các mẫu xe thương mại đang có mặt trên thị trường. Toyota khẳng định chưa nhận được bất kỳ báo cáo tai nạn nào liên quan đến vấn đề này.

Tập đoàn ôtô hàng đầu Nhật Bản cũng thừa nhận rằng các cuộc thử nghiệm va chạm sườn trên 2 mẫu xe Daihatsu Cast và Toyota Pixis Joy đã bị gian lận, nhưng quá trình xác minh sau đó đã công nhận rằng túi khí trang bị trên xe đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho hành khách.

Trước vụ việc này, ông Soichiro Okudaira, chủ tịch Daihatsu, thừa nhận trong cuộc họp báo mới nhất rằng tình hình đang “cực kỳ nghiêm trọng”. Vị này cho biết thêm rằng mọi giấy phép an toàn mà Daihatsu có được nhờ gian lận đều có khả năng bị thu hồi.

Chính Daihatsu đã đưa ra một thông cáo thừa nhận hành vi của hãng: "Cuộc điều tra cho thấy có 174 trường hợp mới trong 25 hạng mục kiểm tra, ngoài ra còn có tình trạng bất thường ở viền cửa vào tháng 4 và thử nghiệm va chạm bên cột bất thường vào tháng 5. 

Có những bất thường được tìm thấy ở 64 mẫu xe và 3 mẫu động cơ (cả xe đang được sản xuất/phát triển và đã ngừng sản xuất). Những mẫu xe bị ảnh hưởng không chỉ có xe của thương hiệu Daihatsu mà còn bao gồm các loại xe được sản xuất cho Toyota, Mazda và Subaru.

Chúng tôi gửi lời xin lỗi sâu sắc đến khách hàng và các bên liên quan khác vì đã gây ra sự bất tiện, lo lắng lớn cũng như phản bội lòng tin của họ."

Hãng tin AP chia sẻ rằng ông Yoshimasa Hayashi - Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản đã "thúc giục các quan chức Daihatsu giải thích đầy đủ về tình hình". Ông cũng bày tỏ sự đáng tiếc khi vụ bê bối này đã làm tổn hại đến niềm tin của các chủ xe và làm lung lay nền tảng của hệ thống chứng nhận ô tô.

Cơ quan chứng năng khám xét văn phòng của Daihatsu
Cơ quan chứng năng khám xét văn phòng của Daihatsu

Theo thông tin từ Daihatsu trong buổi họp báo, việc giao xe đi thị trường nước ngoài có thể bị đình chỉ đến khi xe được các nhà quản lý cho phép tiếp tục được bán ra.

Makoto Kaiami, chủ tịch ủy ban điều tra của bên thứ ba, nói "không tin rằng Toyota phải chịu trách nhiệm" cho việc gian lận, chỉ là Daihatsu đang cố tìm cách để đạt những kỳ vọng mà hãng tự đặt ra.

Tại Việt Nam, nội dung thông cáo của Toyota Toàn cầu cho thấy danh sách những mẫu xe bị ảnh hưởng có xuất hiện nhiều cái tên quen thuộc với thị trường Việt Nam như Toyota Wigo, Toyota Avanza Premio, Toyota Veloz Cross và Toyota Yaris Cross.

Tuy nhiên, trong thông báo được đưa ra ngày 21/12, TMV cho biết có một mẫu xe bị ảnh hưởng là Avanza Premio phiên bản số sàn (MT), các mẫu xe còn lại hiện tại đều tuân thủ các quy định khi thử nghiệm và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn Việt Nam.

Trước đó, năm 2010, Toyota rơi vào cuộc "khủng hoảng chân ga" khi nhiều khách hàng Mỹ gặp tình huống xe tăng tốc đột ngột và thậm chí sau khi được sửa, xe vẫn gặp tình trạng tương tự.

Daihatsu là hãng con của Toyota, chuyên về xe cỡ nhỏ, sản xuất một số mẫu keicar rất phổ biến ở Nhật Bản. Bê bối trên còn ảnh hưởng tới một số mẫu Mazda và Subaru bán ở thị trường nội địa, do những liên quan trong quá trình hợp tác phát triển.

Daihatsu sản xuất 1,1 triệu xe trong 10 tháng đầu năm nay, với gần 40% số đó là ở các nhà máy nước ngoài, theo dữ liệu từ Toyota. Hãng bán được khoảng 660.000 xe trên khắp thế giới trong cùng kỳ và chiếm 7% doanh số của hãng mẹ Toyota.

>> Liên quan: Từ vụ gian lận an toàn của Toyota, cùng nhìn lại 9 mẫu xe Trung Quốc đạt 5 sao Euro NCAP 2023

>> Liên quan: Người dùng Việt cần làm gì nếu xe của mình "dính án" bê bối Toyota, Daihatsu?

Theo ArtTimes - Link gốc

Từ khóa: Toyota, Daihatsu, mazda, Subaru

Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam

Hãng xe tìm kiếm nhiều nhất
Mẫu xe