Các loại bằng lái xe được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam

08:54 | 16/07/2022 - Mai Hương
Theo dõi Auto5 trên
Tính đến thời điểm hiện tại, có tất cả 11 loại bằng lái xe đang được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam. Mỗi loại bằng lái xe được cấp phép sử dụng cho những đối tượng riêng biệt của từng loại.

Bằng lái xe (hay còn được gọi là Giấy phép lái xe) là một loại chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thầm quyền cấp cho một người để cho phép người đó vận hành, lưu thông, tham gia giao thông với các dòng xe đã đăng ký trên khu vực công cộng.

Các loại bằng lái xe dành cho xe ô tô

Các loại bằng lái xe ô tô đang được sử dụng trong Luật Giao thông Đường bộ Việt Nam gồm có:

  • Bằng lái xe hạng B1
  • Bằng lái xe hạng B1 số tự động
  • Bằng lái xe hạng B2
  • Bằng lái xe hạng C
  • Bằng lái xe hạng D
  • Bằng lái xe hạng E
  • Bằng lái xe hạng F
Thông tin về các loại bằng lái xe dành cho ô tô
Hạng bằng lái Loại xe áp dụng Hồ sơ đăng ký Thời hạn sử dụng
Hạng B1
  • Xe ô tô 9 chỗ ngồi
  • Xe ô tô tải có tải trọng < 3.500 kg
  • Máy kéo (1 rơ móc) tải trọng < 3.500 kg
  • Bản sao CMND/ CCCD
  • Giấy khám sức khỏe 
  • Ảnh chân dung 3x4
  • Từ thời điểm có bằng đến 55 tuổi (đối với nữ) và 60 tuổi (đối với nam)
  • Đối với người điều khiển là nữ (trên 45) và nam (trên 50) thì GPLX hạng B1 chỉ có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
Hạng B1 số tự động
  • Xe ô tô số tự động 9 chỗ ngồi trở xuống
  • Xe ô tô tải dưới 3.500 kg
  • Xe ô tô thiết kế đặc thù cho người khuyết tật
Hạng B2
  • Xe ô tô chuyên dùng có trọng tải < 3.500 kg
  • Bản sao CMND/ CCCD
  • Giấy khám sức khỏe 
  • Ảnh chân dung 3x4
  • 10 năm kể từ ngày cấp bằng
Hạng C
  • Xe ô tô tải chuyên dùng có tải trọng > 3.500 kg
  • Các loại xe quy định cho bằng lái xe hạng B1, B2
Hạng D
  • Xe ô tô dùng để chở người từ 10 đến 30 chỗ
  • Các loại ô tô quy định sử dụng bằng lái B1, B2 & C

Đối với người đăng ký sát hạch lần đầu:

  • Đơn đăng ký theo mẫu
  • Bản sao CMND/ CCCD
  • Giấy khám sức khỏe

Đối với người đăng ký sát hạch nâng hạng:

  • Các loại giấy tờ áp dụng với người đăng ký lần đầu
  • Bản khai thời gian hành nghề, số km lái xe an toàn theo quy định
  • Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương

Điều kiện được cấp bằng:

  • Công dân đủ 24 tuổi trở lên
  • Có trên 5 năm hành nghề lái xe
  • Trình độ học vẫn từ THCS trở lên
  • Có giấy phép lái xe hạng B2 hoặc C & kinh nghiệm lái 100.000km an toàn

Thời hạn sử dụng:

5 năm kể từ ngày cấp bằng.

Hạng E
  • Xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi
  • Các loại xe quy định sử dụng bằng lái xe B1, B2, C & D.
Hạng F
  • Hạng FB2: Cấp cho người điều kiển có GPLX hạng B2 kéo theo rơ móc.
  • Hạng FC: Cấp cho người điều kiển có GPLX hạng C kéo theo rơ móc.
  • Hạng FD: Cấp cho người điều kiển có GPLX hạng D kéo theo rơ móc.
  • Hạng FE: Cấp cho người điều kiển có GPLX hạng E kéo theo rơ móc.
  • Đơn đăng ký theo mẫu
  • Bản sao CMND/ CCCD
  • Giấy khám sức khỏe
  • Ảnh chân dung 3x4
  • Các giấy tờ tùy theo điều kiện nâng hạng

Điều kiện được cấp bằng:

  • Công dân đủ 21 tuổi (hạng FB2), đủ 24 tuổi (hạng FC) & đủ 27 tuổi (hạng FD, FE).
  • Chỉ được thi nâng hạng từ các bằng B2, C, D, E.

Thời hạn sử dụng:

5 năm kể từ ngày cấp

Các loại bằng lái xe dành cho xe máy

Hiện nay, có tổng cộng 4 loại bằng lái xe máy chia đều các hạng A1, A2, A3 & A4 với những điều kiện sát hạch khác nhau. Cụ thể:

Thông tin về các loại bằng lái xe dành cho xe máy
Hạng bằng lái Đối tượng được cấp bằng Hồ sơ đăng ký Thời hạn sử dụng
Hạng A1
  • Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy dung tích xylanh 50 cm3 - 175 cm3
  • Người khuyết tật điều khiển xe mô tô 3 bánh đặc thù
  • Đơn đăng ký theo mẫu quy định
  • Bản sao CMND/CCCD
  • Giấy khám sức khỏe
  • Ảnh chân dung 3x4
Vô thời hạn
Hạng A2
  • Người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xylanh 175 cm3 trở lên
  • Các loại xe quy định cho giấy phép A1
Hạng A3
  • Người điều khiển xe mô tô 3 bánh đặc thù: xích lô máy, xe lam.
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1
Hạng A4
  • Người điều khiển máy kéo có tải trọng < 1.000kg
  • Đơn đăng ký theo mẫu quy định
  • Bản sao CMND/CCCD
  • Giấy khám sức khỏe
  • Ảnh chân dung 3x4
10 năm
Các loại bằng lái xe dành cho xe máy

Những câu hỏi thường gặp về bằng lái xe

Bên cạnh những thủ tục để có thể sở hữu bằng lái xe thì bạn đọc vẫn còn khá nhiều băn khoăn về vấn đề liên quan. Dưới đây là những giải đáp cho một số những khúc mắc thường được bạn đọc phản hồi về nhiều nhất: 

Học lái xe ô tô bao nhiêu tiền?

Hai hạng bằng lái xe được đăng ký học & thi nhiều nhất hiện nay là hạng B2 và hạng C. Dưới đây là chi phí áng chừng cho 1 khóa học. Giá thành còn phụ thuộc vào nơi bạn sinh sống, sẽ có mức chênh lệch tăng giảm nhỏ.

Bằng lái xe ô tô Học phí 
Hạng B2 5.500.000 - 7.700.000
Hạng C 8.000.000 - 12.000.000

Thi bằng lái xe ô tô bao nhiêu tuổi?

  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái ô tô 9 chỗ ngồi.
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe từ 10 - 30 chỗ ngồi

Theo Điều 60 Luật Giao thông Đường bộ quy định về độ tuổi, sức khỏe của người lái xe như sau:

- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh có dung tích xi- lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có người trọng tải dưới 3.500 kg trở lên, xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi.

- Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2).

- Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).

- Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD).

- Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Bao nhiêu tuổi thi bằng lái xe máy?

Độ tuổi lái xe máy được quy định tại điều 60 Luật Giao thông Đường bộ như sau:

  • Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xylanh dưới 50 cc
  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh có dung tích 50 cc trở lên & các loại xe có kết cấu tương tự.

Trên 60 tuổi có được thi bằng lái xe ô tô không?

Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ Việt Nam không có quy định giới hạn cụ thể độ tuổi cao nhất đối với lái xe ôtô. Tuy nhiên, có giới hạn của bằng lái xe thì thuộc vào từng hạng. Cụ thể như sau:

- Đối với giấy phép lái xe hạng B1: Thời hạn đối với nữ đến 55 tuổi và nam đến 60 tuổi. Đối với trường hợp lái xe nữ trên 45 tuổi và nam trên 55 tuổi thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm kể từ ngày được cấp.

- Thời hạn đối với giấy phép lái xe hạng A4, B2 là 10 năm kể từ ngày được cấp.

- Thời hạn đối với giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE là 5 năm kể từ ngày được cấp.

Như vậy, người trên 60 tuổi vẫn được thi lấy bằng lái xe ôtô nếu đủ điều kiện theo quy định của Tổng cục đường bộ Việt Nam.

Bao nhiêu tuổi KHÔNG được thi bằng B2?

Điều kiện để thi bằng B2 là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên. Như vậy, đối với những công dân chưa đủ 18 tuổi thì không được thi bằng B2.

Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Link gốc

Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam

Hãng xe tìm kiếm nhiều nhất
Mẫu xe