Uống rượu bia sau bao lâu mới hết nồng độ cồn để lái xe không bị phạt?
Trong chiều ngày 14/11 vừa qua, nghị trường Quốc hội đã có những trao đổi về quy định cấm người có nồng độ cồn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Tuy nhiên nhiều đại biểu cho rằng cần phân biệt rõ giữa năng lực hành vi và tác nhân gây hại. Cụ thể, đại biểu Bế Trung Anh (đoàn Trà Vinh) cho rằng: "Chúng ta đang muốn kiểm soát năng lực hành vi, trong khi rượu chỉ là một trong số những tác nhân. Chúng ta cần phải phân biệt rõ giữa năng lực hành vi với tác nhân, việc dùng hay không dùng rượu".
Đại biểu Trịnh Minh Bình (đoàn Vĩnh Long) cho rằng, không nên quy định cứng nhắc, tuyệt đối về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Cần có giới hạn nhất định về nồng độ cồn trong máu, hơi thở, khi vượt qua mốc đó thì mới phạt.
Mặc dù từ khi siết chặt xử phạt nồng độ cồn, người dân dần thay đổi thói quen sử dụng rượu bia. Tuy nhiên uống rượu trong bao lâu sẽ hết nồng độ cồn để lái xe vẫn đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Theo chuyên gia phân tích: "Hiện nay, mới chỉ có các công trình khoa học nghiên cứu thời hạn đo nồng độ ma túy trong máu, nước tiểu. Đối với uống rượu trong bao lâu sẽ hết nồng độ cồn để lái xe, về mặt khoa học, chưa có công trình nào nghiên cứu chính xác khi nào hết nồng độ cồn.
Theo lý thuyết sau khi uống, rượu bia đi qua ruột và vào máu, đào thải qua gan và thận, sau 1 - 2 ngày mới có thể hết được. Tuy nhiên quá trình đào thải rượu, bia trong người còn phụ thuộc lượng rượu bia cũng như sức khỏe của người uống."
Theo bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đã từng chia sẻ: "Với người bình thường, thông thường gan sẽ chuyển hoá hết một đơn vị cồn tương đương với một lon bia 330ml nồng độ 5% trong thời gian 01 giờ và để hết hoàn toàn thì có thể mất thêm từ 01 - 02 giờ nữa. Với người có chức năng gan yếu hơn thì có thể quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Nếu có uống nên hạn chế ở mức nguy cơ thấp. Nam giới khỏe mạnh không nên uống quá hai đơn vị cồn, nữ giới khỏe mạnh không quá một đơn vị cồn mỗi ngày và uống dưới 05 ngày/tuần. Với mức uống như vậy phải mất ít nhất 04 giờ mới có thể lái được xe."
Ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết. Khi xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cơ quan chức năng cần cân nhắc quy định nghiêm cấm các hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Ông Quyền giải thích, ngành Y tế đã có nghiên cứu chỉ ra trong cơ thể con người đều có nồng độ cồn tự nhiên (trị số nồng độ cồn tự nhiên của Bộ Y tế là < 10,9 mmol/l (tương đương 50 mg/100 ml). Do đó, việc quy định lái xe có nồng độ cồn bằng 0 là khó khả thi.
Theo tv.thoibaovhnt.com.vn - Link gốc
Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam
-
Ford Ranger616 triệu - 1,202 tỷ
-
Suzuki Jimny789 triệu - 799 triệu
-
Mitsubishi Xforce620 triệu - 699 triệu
-
Kia Seltos629 triệu - 739 triệu