So sánh Mazda 2 và Toyota Vios: Xe nào tốt hơn?

15:00 | 13/02/2024 - Nguyễn Duy
Theo dõi Auto5 trên
Trong khi Mazda 2 nổi bật với thiết kế, trang bị tiện nghi, thì Toyota Vios lấn lướt về mặt vận hành bền bỉ, không gian rộng hơn, đặc biệt giữ giá cực tốt.

Bảng so sánh dưới đây giữa Mazda 2 và Toyota Vios chắc chắn sẽ giúp bạn có quyết định phù hợp nhất.

*Lưu ý: Giá bán được chúng tôi cập nhật vào thời điểm viết bài, do đó, giá bán thực tế có thể thay đổi tùy vào từng thời điểm - chiến dịch tăng/giảm giá của từng hãng. 

Vì vậy, để biết chính xác giá bán, thông tin ưu đãi/khuyến mãi của từng mẫu xe ở thời điểm hiện tại, vui lòng xem tại:

So sánh Mazda 2 và Toyota Vios về giá bán

Với phiên bản mới, Toyota Vios cung cấp 3 phiên bản, mức giá như sau:

Bảng giá Toyota Vios

Phiên bản

Giá niêm yết (triệu đồng)

Vios E MT

458

Vios E CTV

488

Vios G

545

Về phía đối thủ, Mazda 2 hiện hành được nhập khẩu Thái Lan với 3 phiên bản sedan với mức giá dao động từ 479 – 555 triệu đồng.

Bảng giá Mazda 2

Phiên bản

Giá niêm yết (triệu đồng)

Mazda 2 1.5 AT

420

Mazda 2 1.5 Luxury

504

Mazda 2 1.5 Premium

524

Ở phiên bản mới nhất của cả hai mẫu xe thì sự chênh lệch về giá vẫn có nhưng không quá nhiều.

So sánh Mazda 2 và Toyota Vios về kích thước

Thông số kích thước

Mazda 2

Toyota Vios

Kích thước tổng thể (D x R x C) (mm)

4.340 x 1.695 x 1.470

4.425 x 1.730 x 1.475

Chiều dài cơ sở (mm)

2.570

2.550

Khoảng sáng gầm xe (mm)

143

133

Nhìn vào thông số kích thước thì thấy Mazda 2 sedan đang có chiều dài cơ sở và khoảng sáng gầm xe nhỉnh hơn đối thủ một chút, điều này sẽ giúp chiếc xe trông thể thao hơn và di chuyển trong những cung đường mấp mô tốt hơn.

So sánh Mazda 2 vs Toyota Vios về ngoại thất

Nếu để đặt Vios và Mazda 2 lên bàn cân về ngoại thất thì chắc chắn Vios sẽ không đủ thu hút như đối thủ.

Mẫu xe nhà Toyota hướng đến phong cách đơn giản, thực dụng, trong khi đó, Mazda 2 lại sở hữu ngoại hình trẻ trung, năng động hơn hẳn.

Thiết kế đầu xe

Phía trực diện Toyota Vios sở hữu cụm đèn trước góc cạnh hơn, sử dụng LED projector thay cho chóa LED ở bản cũ. Phần sơn đen ở mặt lưới tản nhiệt mở rộng sang hai bên, đi cùng đèn sương mù LED.

Đối với thiết kế đầu xe Mazda 2 mang lại cho mọi người cái nhìn trực quan thú vị hơn.

Theo đó, mẫu xe này có lưới tản nhiệt dạng nan hoa đan nhau, kích thước lớn, viền mạ crom tạo hình “Signature Wing” nối với cụm đèn tạo cảm giác liền mạch hơn.

Và Mazda 2 chắc chắn trội hơn đối thủ với trang bị đèn Bi-LED cùng tính năng cân bằng góc chiếu dù chỉ 509 triệu đồng từ phiên bản Deluxe.

Thiết kế thân xe

Thay đổi lớn nhất ở phía thân xe Vios là mâm xe 2 màu phay bóng 15 inch mới. Gương chiếu hậu đồng màu thân xe có tích hợp đèn báo rẽ và chức năng gập/chỉnh điện.

Lại một lần nữa Mazda 2 ghi điểm với bộ la-zăng lớn hơn là 16 inch cùng tạo hình khoẻ khoắn, hiện đại hơn. Chưa dừng lại ở đó, Mazda 2 còn có thiết kế gương chiếu hậu khá thông minh khi tách ra khỏi trụ A, giúp tối ưu được tầm nhìn gương của người lái hơn.

Thiết kế đuôi xe

Cả hai mẫu xe đều không có thay đổi gì quá lớn ở phiên bản mới. Tuy nhiên, Mazda 2 vẫn được đánh giá cao hơn nhờ thiết kế gọn gàng, hiện đại, hài hoà với tổng thể.

Ngược lại về trang bị phía sau thì Vios có phần thể hiện mình hơn với đèn phanh dạng LED, nhũng trang bị tiêu chuẩn như camera lùi và cảm biến. Trong khi đó, đối thủ Mazda 2 vẫn sử dụng bóng đèn thường, hơn nữa còn thiếu đi camera lùi.

Về thiết kế thì chắc chắn Mazda 2 đang dẫn trước với lối thiết kế hiện đại trẻ trung hơn thay vì sự đơn giản, tiện dụng mà đối thủ Vios hướng tới. Tuy vậy, Vios lại bù lại khuyết điểm đó bằng trang bị ngoại thất đầy đủ hơn.

>>> Lợi thế: Mazda 2

So sánh Mazda 2 và Toyota Vios về nội thất

Khoang lái

Không gian nội thất trên Toyota Vios không thay đổi so với bản cũ, phong cách thực dụng, đơn giản từ ngoại thất vẫn được tiếp tục thê hiện bên trong.

Ngôn ngữ thiết kế đối xứng với trung tâm là hệ thống màn hình giải trí lọt thỏm trong bảng taplo với thiết kế đơn điệu. Cụm điều hòa chỉnh cơ với những phím xoay to bản không quá thẩm mỹ.

Đối thủ đồng hương của Vios thì lại có màn trình diễn khoang nội thất ấn tượng hàng đầu phân khúc với màn hình đặt nổi. Lối thiết kế khu vực taplo phá cách, độc đáo thay vì đối xứng như đối thủ cũng như nhiều mẫu xe khác đã từng làm.

Tuy vậy, nội thất Mazda 2 vẫn có một khuyến điểm đó là điều hoà chỉnh cơ dạng nút xoay, khá lạc hậu và không “ăn nhập” với thiết kế tổng thể của chiếc xe.

Thiết kế vô lăng

Phần vô lăng Toyota Vios vẫn được sử dụng dạng 3 chấu bọc da tích hợp các phím bấm điều chỉnh âm lượng, chuyển kênh và Mode Hold… Sau đó là cụm đồng hồ dạng Analog hiển thị vòng tua máy và tốc độ, kết hợp màn hình thông tin cỡ nhỏ ở giữa.

Để nhấn mạnh phong cách thể thao, Mazda 2 đã sử dụng vô lăng dạng vát đáy D-Cut, tích hợp các phím chức năng. Cụm đồng hồ sau lái của Mazda 2 dạng cơ như đời cũ không thực sự hiện đại so với tổng thể nội thất.

Các hàng ghế

Mặc dù có chiều dài cơ sở nhỉnh hơn đối thủ, nhưng Mazda 2 vẫn bị đánh giá là mẫu xe chật nhất phân khúc sedan hạng B. Nguyên nhân là bởi mẫu xe này nhường phần lớn kích thước cho phần đầu để tạo phong cách thể thao nên không gian ghế thiếu tính thực dụng.

Trong khi đó, Vios không có chiều dài cơ sở lớn, nhưng đây lại là chiếc xe rộng hàng đầu phân khúc với khả năng tối ưu không gian tốt đến từ nhà sản xuất.

Ở mức giá cao nên Toyota Vios E CVT có ghế ngồi bọc da sáng màu, còn Mazda 2 Deluxe vẫn là ghế nỉ. Cả 2 phiên bản này của Vios và Mazda 2 đều chỉ có ghế lái chỉnh cơ. Điểm cộng của Toyota Vios đến từ hàng ghế sau có thêm bệ tỳ tay.

>>> Lợi thế: Toyota Vios

So sánh về động cơ Mazda 2 Sedan và Toyota Vios

Thông số động cơ

Toyota Vios

Mazda 2 Sedan

Động cơ

2NR-FE 1.5L, 4 xy-lanh thẳng hàng

1.5L, 4 xy-lanh

Công suất tối đa

107 mã lực

109 mã lực

Mô men xoắn cực đại

140 Nm

141 Nm

Hộp số

CVT

Tự động 6 cấp

Dẫn động

Cầu trước

Cầu trước

Hệ thống treo trước/sau

Mcpherson/Dầm xoắn

Mcpherson/Dầm xoắn

Mức tiêu thụ nhiên liệu (L/100 km)

5,7

5,5

Ở khả năng vận hành, về mặt giấy tờ, Toyota Vios không thua kém Mazda 2 quá đáng kể về công suất, song trải nghiệm thực tế của 2 mẫu xe này khá khác biệt.

Toyota Vios là chiếc xe phù hợp với những người có phong cách lái điềm đạm, nhẹ nhàng và không thường xuyên có những cú tăng tốc đột ngột. Bởi khi bị thúc ép, cỗ máy trên Vios tỏ ra khá nặng nề, gầm rú và không thanh thoát ở những dải vận tốc đầu tiên. Với một chiếc xe hướng nhiều đến đô thị và khách hàng dịch vụ, động cơ trên là phù hợp.

Trong khi đó, Mazda 2 có khả năng vận hành ấn tượng bởi động cơ khá mạnh mẽ khi xét trong phân khúc, cõ lẽ xe chỉ thua kém Honda City. Ở ngay dải vận tốc thấp, Mazda 2 mang đến sự thanh thoát khi tăng tốc với những cú đạp lút chân ga.

>>> Lợi thế: Mazda 2

Nên mua Mazda 2 hay Toyota Vios?

Thực tế, Mazda 2 có thể cạnh tranh sòng phẳng với Vios. Nhưng xe ở phân khúc B thường hướng đến các đối tượng mua xe đa mục đích, có thể dùng để di chuyển cá nhân, phục vụ gia đình, cho thuê dịch vụ. Điều đó yêu cầu ngoại thất phải mướt mắt, khoang xe rộng rãi, tiện nghi, động cơ mạnh mẽ, an toàn và tiết kiệm nhiên liệu.

Trong các yêu cầu này, Mazda 2 chỉ đáp ứng được nét sang trọng, tiện nghi, mạnh mẽ, an toàn. Còn các tiêu chí kia đều xếp dưới Vios. Do đó, có thể hiểu được tại sao Mazda 2 dù gần như tương đương đối thủ nhưng vẫn chưa thể vươn lên được “ngôi vương” ở phân khúc sedan B.

>> Liên quan: Thông số kỹ thuật Mazda 2

>> Liên quan: Thông số kỹ thuật Toyota Vios

Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Link gốc

Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam

Hãng xe tìm kiếm nhiều nhất
Mẫu xe