Ý nghĩa của các biểu tượng đèn báo trên bảng điều khiển ô tô

10:44 | 16/07/2021 - Nguyễn Duy
Theo dõi Auto5 trên
Tất cả đèn cảnh báo trên bảng điều khiển ô tô không phải ngẫu nhiên xuất hiện, mà đều có những lý do riêng của nó. Và việc hiểu các ký hiệu bảng điều khiển ô tô và ý nghĩa của chúng mang lại có thể sẽ rất có lợi cho chúng ta trong suốt quá trình sử dụng xe ô tô.

 

Biểu tượng, màu sắc, ký hiệu trên bảng điều khiển và ý nghĩa của chúng

Mặc dù tất cả các loại xe đều khác nhau về ngoại hình, nội thất hay những tính năng, nhưng hầu hết đều dùng chung một bộ ký hiệu và tín hiệu trên bảng điều khiển.

Các đèn báo này trên bảng điều khiển ô tô được phân loại theo màu sắc như xanh lam hoặc xanh lục là hiển thị rằng tính năng đang hoạt động. Màu vàng hoặc màu cam cảnh báo rằng hệ thống cần sớm được kiểm tra.

Dưới đây là danh sách tất cả các đèn cảnh báo trên bảng điều khiển xe hơi phổ biến, ý nghĩa của chúng và phương tiện hỗ trợ trực quan:

1. Engine Temperature Warning - Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ

Biểu tượng này thường sẽ chỉ sáng sau khi xe đã chạy được một thời gian. Và khi đèn cảnh báo này sáng thì mối quan tâm trước mắt là nhiệt độ, còn nguyên nhân thực tế có thể là bất kỳ yếu tố nào. Bao gồm mức nước làm mát động cơ thấp, bộ tản nhiệt bị rò rỉ, đường ống bị tắc hoặc thậm chí là bị nổ gioăng.

Bất kể nguyên nhân là gì, bạn nhất thiết phải tấp vào lề một cách an toàn và tắt máy xe.

Nếu vẫn tiếp tục lái xe trong khi cảnh báo này được hiển thị có thể dẫn đến hỏng động cơ nghiêm trọng và hư hỏng vĩnh viễn. Trong trường hợp không thể tìm ra vấn đề, bạn nên đến một trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa gần đó, càng sớm càng tốt.

2. Check Engine Warning - Đèn cảnh báo kiểm tra động cơ

Là một trong những đèn báo màu vàng, cảnh báo này không nghiêm trọng như cảnh báo nhiệt độ đã nói ở trên.

Tuy nhiên, không có vấn đề tiềm ẩn nào với động cơ có thể bị bỏ qua trong thời gian dài. Ngay cả khi đó chỉ là lỗi của cảm biến hoặc đèn bảng điều khiển ô tô, bạn nên đến thợ sửa chữa sớm nhất có thể.

Động cơ hư hỏng có thể dẫn đến các hóa đơn sửa chữa hoặc thay thế khổng lồ.

3. Grow Plug Warning - Cảnh báo bugi sấy nóng

Đây là một trong những biểu tượng cảnh báo trên bảng điều khiển ít được biết đến, vì nó chỉ được tìm thấy trên các xe chạy bằng động cơ diesel.

Nếu không được kiểm soát sớm, vấn đề với bugi sấy có thể dẫn đến kích nổ sớm hay muộn. Biểu hiện là tiếng động cơ thô, rung và giảm hiệu suất nhiên liệu.

4. Diesel Particulate Filter Warning - Cảnh báo bộ lọc hạt nhiên liệu Diesel đang gặp vấn đề

DPF là một trong những biểu tượng chỉ tìm thấy được trên các phương tiện chạy bằng động cơ diesel. Nó báo hiệu sự cố với bộ lọc, bộ lọc có thể bị tắc hoặc bị hỏng. Điều này dẫn đến những luồng khói bốc lên từ ống xả, và cũng có thể dẫn đến hỏng động cơ nếu không được kiểm soát kịp thời.

5. Battery Charge Warning – Cảnh báo sạc ắc quy

Mặc dù về mặt kỹ thuật, đây là một trong những đèn báo ô tô màu đỏ quan trọng, nhưng nó không yêu cầu xe phải tắt máy ngay lập tức.

Trên thực tế, nếu không dừng xe để kiểm tra, điều đó có thể dẫn đến nhiều rắc rối hơn. Thay vào đó, bạn nên tắt tất cả các thiết bị điện tử không cần thiết, chẳng hạn như dàn âm thanh nổi hoặc điều hòa không khí. Điều này là do động cơ và máy phát điện không hoạt động bình thường để sạc ắc quy, và có thể khiến bạn phải “loay hoay” vào những lần đề nổ máy về sau.

Bên cạnh đó, nhiều hệ thống hỗ trợ người lái và an toàn cần thiết cũng cần năng lượng điện từ bình ắc quy. Chúng ta nên đảm bảo dừng lại tại một trạm xăng hoặc một nơi nào đó mà có công cụ hay người thợ có thể hỗ trợ khởi động trong trường hợp hết điện ắc quy.

6. Power Steering Warning – Cảnh báo hệ thống trợ lực lái

Sự cố với hệ thống trợ lực tay lái có thể xuất phát từ nguồn cơ hoặc nguồn điện. Biểu hiện là sẽ nhận thấy tay lái có cảm giác nặng hơn bình thường rất nhiều.

Lời khuyên tốt nhất lúc này là bạn nên tấp vào càng sớm càng tốt. Có thể chỉ đơn giản là dầu trợ lực lái cần được bơm lại. Nếu nó bị rò rỉ, thì chắc chắn lúc này sẽ cần đến sự trợ giúp của chuyên gia.

7. Oil Pressure Warning – Cảnh báo áp suất dầu

Ô tô hoạt động dựa vào sự cân bằng của nhiều chất lỏng để giữ cho tất cả các bộ phận hoạt động một cách bình thường và các vấn đề với bất kỳ bộ phận nào trong số chúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Đèn báo này sáng trong trường hợp dầu bơm lên không đủ áp suất. Các nguyên nhân phổ biến có thể là bơm bị rò rỉ hoặc lỗi, cũng như mức dầu thấp (đó là lý do tại sao bạn nên cấp dầu động cơ thường xuyên).

Phương pháp khắc phục đơn giản nhất là chỉ cần đổ thêm dầu. Tuy nhiên, nếu sự cố vẫn tiếp diễn, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của thợ máy.

8. Brake System Warning  - Cảnh báo hệ thống phanh

Một hệ thống quan trọng khác, hệ thống phanh hoạt động không đúng cách có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Nếu may mắn, vấn đề có thể chỉ đơn giản là quên nhả phanh tay trước khi khởi hành.

Tuy nhiên, nó cũng có thể là do dầu phanh đang ở mức thấp hoặc má phanh bị mòn đến mức không còn hoạt động tốt được nữa. Hoặc có thể là một nguyên nhân gì đó phức tạp hơn. Điều tốt nhất nên làm là gọi hỗ trợ ven đường hoặc xe kéo, vì lái xe trong điều kiện phanh hỏng là điều hết sức nguy hiểm.

9. Door/ Trunk/ Hood Warning – Cảnh báo cửa, cốp và mui xe

Mặc dù nghe có vẻ không quá nghiêm trọng, rằng cửa xe chưa được đóng kín đúng cách hoặc cốp xe vẫn mở, nhưng điều đó có thể rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với những lái mô tô gần hoặc những người đi bộ khác.

Thông thường, nhìn trực quan cũng có thể biết các cửa sập này đã đóng hay vẫn mở, nhưng đôi khi nó chỉ đơn giản là trường hợp chúng được đóng hơi lỏng lẻo. Điều này cũng có nghĩa là đèn cảnh báo cũng sẽ sáng và theo thời gian, sẽ làm hao điện ắc quy.

Trong mọi trường hợp, bạn nên kiểm tra lại tất cả các cửa sập đã đóng chặt trước khi di chuyển hoặc rời khỏi xe.

10. Seatbelt Warning – Cảnh báo thắt dây an toàn

Đây có vẻ không phải là vấn đề thuộc nhóm "đỏ", nhưng hãy đảm bảo rằng dây an toàn của bạn được thắt đúng cách trước khi lái xe. Thực sự có thể là sự khác biệt giữa ‘sự sống’ và ‘cái chết’ ở tín hiệu cảnh báo này.

Hầu như tất cả các xe hiện đại đều bao gồm cảm biến này, và nhiều chiếc cũng thêm cảnh báo bằng âm thanh. Trong một số trường hợp, tần suất âm thanh ngày càng trở nên dày hơn nếu bạn tiếp tục không cài dây an toàn khi xe đã vào những dải tốc độ cao.

11. Tire pressure sensor warning (TPMS) – Cảm biến cảnh báo áp suất lốp

Mặc dù đây là một cảnh báo ít quan trọng hơn, nhưng TPMS không nên bỏ qua lâu. Khi áp suất lốp giảm, dẫn đễn khả năng xử lý giảm và phanh trở nên khó kiểm soát hơn.

Nói chung, đèn báo sẽ chuyển sang màu đỏ trong trường hợp áp suất lốp giảm lớn. Và chắc chắc trong trường hợp này bạn nên tự mình tấp vào lề và kiểm tra áp suất lốp, nếu bạn có bộ dụng cụ, hoặc nếu không, hãy tìm một trạm xăng để bơm căng lốp xe và vá nếu phát hiện bất kỳ lỗ thủng nào.

12. Traction-Control Warning – Cảnh báo kiểm soát lực kéo

Một cảnh báo dường như vô hại, biểu tượng này sáng lên khi lốp xe không bám đường tốt như bình thường. Thông thường, điều này sẽ xảy ra trong điều kiện thời tiết mưa hoặc tuyết. Những người lái xe mạo hiểm và tự tin hơn có thể chọn tắt hệ thống bám đường được tích hợp trên chiếc xe của họ. Trong trường hợp đó, đèn có thể được bỏ qua.

Tuy nhiên, nếu là người lái xe bình thường và đèn vẫn tiếp tục báo sáng, điều đó có nghĩa là bạn nên kiểm tra hệ thống kiểm soát lực kéo, vì nó đang không hoạt động chính xác.

13. Low Fuel Warning – Cảnh báo nhiên liệu đang ở mức thấp

Một biểu tượng mà tất cả đều khiến chúng ta phải “khiếp sợ”, đặc biệt là trong một chuyến đi đường dài hoặc khi ví của bạn đang ở trạng thái “rỗng”. Đèn cảnh báo màu vàng đáng ngại này chỉ đơn giản cho biết bình xăng của bạn sắp hết.

Và bạn cũng không nên bỏ qua nó quá lâu, trừ khi bạn thích đi bộ đường dài. Nếu đèn báo đã hoạt động một thời gian, tốt hơn là bạn không nên bỏ qua!

Những câu hỏi thường gặp

1. Tại sao các đèn cảnh báo lại có những nhóm màu khác nhau?

Màu sắc của mỗi biểu tượng biểu thị mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Đèn xanh lá cây hoặc xanh lam không phải là vấn đề đáng quan ngại, mà là để cho người lái biết rằng một hệ thống đang hoạt động. Ví dụ, điều này giúp nhắc bạn rằng đèn của bạn đang bật.

Biểu tượng màu cam giúp cảnh báo rằng một hoặc nhiều hệ thống trên ô tô của bạn không hoạt động theo đúng cách. Mặc dù nguy cơ hư hỏng nghiêm trọng hoặc có thể không nghiêm trọng, nhưng bạn nên kiểm tra hệ thống được đèn báo đề cập sớm nhất có thể.

Các biểu tượng màu đỏ không bao giờ được bỏ qua. Những cảnh báo này biểu thị các cảnh báo quan trọng hoặc các lỗi hệ thống có thể xảy ra và cần được xử lý càng sớm càng tốt.

2. Đèn báo nguy hiểm nhất là gì?

Điều này còn gây tranh cãi vì mọi đèn báo đỏ cần được thực hiện khắc phục nghiêm túc. Tuy nhiên, đèn báo nhiệt độ động cơ có thể đang báo hiệu rằng những hư hỏng nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu không có biện pháp xử lý ngay lập tức.

3. Tại sao đèn báo bảng điều khiển lại không hoạt động?

Nếu bảng điều khiển của bạn không có đèn khi vặn chìa khóa khởi động hoặc sau khi nổ máy, thì rất có thể hệ thống ắc quy phát điện đã làm nổ cầu chì. Mặc dù điều này có vẻ không phải là vấn đề lớn, nhưng bạn nên thay thế nó càng sớm càng tốt vì nhiều đèn báo rất quan trọng sẽ không phát sáng trong khi lái xe. Nếu cách này vẫn không giải quyết được vấn đề, hãy đến gặp thợ cơ khí hoặc thợ điện ô tô, vì có thể có một sự cố điện lớn hơn.

4. Làm cách nào để đặt lại đèn bảng điều khiển về trạng thái bình thường?

Đôi khi, ngay cả sau khi sự cố đã được giải quyết, đèn bảng điều khiển liên quan đến nó vẫn có thể hoạt động. Trong trường hợp này, điều cần làm là phải thiết lập lại hệ thống. Bạn có thể làm điều này bằng cách mở mui xe và nới lỏng đai ốc xung quanh cực âm của ắc quy.

Sau đó, tháo hoàn toàn cáp và để khoảng 10 phút để đảm bảo máy tính tích hợp hoạt động trở lại. Tiếp theo, chỉ cần kết nối lại ắc quy và vặn chặt đai ốc đúng cách. Nếu đèn báo vẫn hoạt động, bạn có thể cần phải kiểm tra lại hệ thống liên quan để tìm lỗi.

Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Link gốc

Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam

Hãng xe tìm kiếm nhiều nhất
Mẫu xe