"Ô tô bay" Klein Vision AirCar hoàn thành chuyến bay xuyên thành phố đầu tiên
- Bất ngờ với "Suzuki Jimny Trung Quốc" có giá bán chỉ...7000 USD
- Chưa ra mắt nhưng Toyota Land Cruiser 2022 đã "cháy hàng" tại Việt Nam
- Suzuki Jimny - SUV cỡ nhỏ sắp về Việt Nam đang dẫn đầu doanh số toàn cầu trong phân khúc
- "Bạch mã" Ferrari F8 Spider độc nhất Việt Nam tìm chủ nhân
Không giống như các phương tiện eVTOL vốn trông giống máy bay không người lái cỡ lớn hơn là xe ô tô, đây là một chiếc xe bay chuẩn chỉnh. Đồng nghĩa rằng không giống eVTOL, nó có thể sử dụng được cả trên mặt đất như xe ô tô và trên không trung như máy bay. Nó là một chiếc xe bay đúng nghĩa về cả thiết kế và mục đích sử dụng, và nó được gọi đơn giản là AirCar.
VIdeo xe bay AirCar thực hiện chuyến bay xuyên thành phố đầu tiên
Được phát triển bởi Klein Vision và giới thiệu lần đầu tiên trong năm 2019, AirCar đã có quá trình phát triển tuyệt vời và “thần tốc”. AirCar Prototype 1 đã thực hiện chuyến bay đầu vào cuối năm 2020, và kể từ đó đã ghi nhận 142 lần hạ cánh thành công và hơn 40 giờ bay thử nghiệm.
Lần hạ cánh thứ 142 diễn ra cùng với chuyến bay xuyên thành phố đầu tiên của AirCar, một hành trình dài 35 phút từ sân bây quốc tế ở Nita tới sân bay quốc tế ở Bratislava, Slovakia, vào ngày 28 tháng 6 năm 2021.
Hình ảnh xe bay AirCar trên không trung
Giáo sư Stefan Klein, người phát minh ra AirCar và là người sáng lập Klein Vision, đã vận hành chiếc xe bay ở cả hai chế độ. Sau khi hạ cánh xuống Bratislava, ông ấy đã chuyển đổi AirCar thành một chiếc ô tô — một quá trình mất chưa đến ba phút và cho thấy chiếc xe thu lại cánh và đuôi — trước khi lái nó vào thành phố.
Theo Klein Vision, phương tiện di chuyển hai hình thức sẽ giảm thời gian bay xuống một nửa, vì một lý do rất đơn giản: bạn không còn phải tìm phương tiện trên đường để đưa bạn đến và đi từ sân bay nữa, và một khi đến đó, bạn có thể cất cánh ngay khi AirCar chuyển sang chế độ bay.
Klein Vision tưởng tượng ra một tương lai mà AirCar sẽ tư nhân hóa việc di chuyển bằng đường hàng không vì mỗi cá nhân sở hữu một chiếc sẽ được phép lái nó đến sân bay gần và rồi cất cánh lên trời. Nói thực tế, con đường dẫn đến chuyện này sẽ rất phức tạp, và liên quan đến nhiều loại giấy chứng nhận, phê duyệt và tất nhiên là cả bằng phi công.
Hai cánh bên và đuôi của AirCar có thể thu gọn lại
Quay lại chủ đề chuyến bay xuyên thành phố đầu tiên, nó được thực hiện với mẫu Prototype 1 trang bị động cơ BMW 160 mã lực với một cánh quạt cố định, và có thể bay với tốc độ bay tối đa 190 km/h.
Một thông cáo báo chí từ Klein Vision lưu ý rằng nguyên mẫu đã đạt đến độ cao 2.500 mét, và có thể thực hiện các động tác bẻ lái nghiêng mình góc 45 độ dưới sự giám sát của Civil Aviation Authority, và cũng trải qua một loạt các bài kiểm tra về độ ổn định và khả năng cơ động.
AirCar Prototype 2 sẽ là mẫu tiền sản xuất và sẽ trang bị động cơ 300 mã lực với một cánh quạt có bước thay đổi. Nó sẽ có thể bay nhanh hơn 300 km/h và phạm vi di chuyển 1.000 km trên không trung. Klein Vision đang hy vọng có được chứng chỉ máy bay EASA CS-23 với giấy phép đường bộ M1 để sử dụng làm ô tô.
Công ty cũng đang tìm cách đa dạng hóa những lựa chọn, với các phiên bản 2 và 4 chỗ, và một mẫu lưỡng cư. Rõ ràng, thứ duy nhất tốt hơn một chiếc ô tô biết bay là một chiếc ô tô vừa bay vừa nổi.
Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn - Link gốc
Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam
-
Ford Ranger616 triệu - 1,202 tỷ
-
Suzuki Jimny789 triệu - 799 triệu
-
Mitsubishi Xforce620 triệu - 699 triệu
-
Kia Seltos629 triệu - 739 triệu