Người tiêu dùng Trung Quốc hối hận khi mua ô tô điện

14:48 | 27/03/2024 - Mai Hương
Theo dõi Auto5 trên
‘Tôi cảm thấy như bị lừa’ là tiếng than của các chủ xe điện tại Trung Quốc khi vừa mua xe đã bị mất giá quá nhanh.

Người tiêu dùng Trung Quốc bày tỏ sự hối hận sau khi mua xe điện

Mandy Pan, sau khi quyết định mua một chiếc plug-in hybrid màu bạc từ BYD , đã tự nhủ rằng mình sẽ không phải hối tiếc.

Chiếc Qin Plus với giá cả hợp lý và hiệu suất tiêu thụ năng lượng thấp đã thuyết phục Pan nhờ cha cô bảo lãnh cho khoản vay 5 năm để mua chiếc xe có giá 94.800 nhân dân tệ (~ 324 triệu đồng).

Tuy nhiên, chưa tới bốn tháng sau, giữa bối cảnh các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang tranh đấu trong cuộc chiến giá cả khốc liệt, giá của chiếc Qin Plus đã giảm đột ngột 15.000 nhân dân tệ (~ 15 triệu đồng). Sự việc này khiến Pan cảm thấy vô cùng sốc.

“Tôi cảm thấy như mình đã bị lừa mất 15.000 nhân dân tệ. Họ ít nhất cũng nên đền bù cho chúng tôi một phần nào đó. Giờ đây, tôi thực sự hối hận vì đã mua chiếc xe này,” Pan chia sẻ.

Ming Yang - một chủ xe ở tỉnh phía đông An Huy cũng chia sẻ sự bất mãn tương tự sau khi mua một chiếc sedan BYD Seal với giá 240.000 nhân dân tệ (~ 822 triệu đồng) vào cuối năm 2022, hy vọng tận dụng được trợ cấp từ chính phủ.

Tuy nhiên, chỉ đến tháng 2/2023, giá của mẫu xe này đã giảm khoảng 40.000 nhân dân tệ (~ 137 triệu đồng).

“Những người lao động chân chính như chúng tôi đã phải làm việc cật lực trong nhiều tháng để kiếm được số tiền này,” Yang bày tỏ sự bức xúc.

Ô tô Trung Quốc điêu đứng trong cuộc đua về giá

Sau nhiều năm phát triển mạnh mẽ với sự hỗ trợ từ chính phủ, thị trường xe điện đang trải qua giai đoạn suy giảm do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu sau đại dịch.

Các nhà sản xuất xe điện đã phải điều chỉnh giảm giá sản phẩm để duy trì doanh số. Tuy nhiên, động thái này lại tạo ra sự bất bình trong số những chủ xe mới mua xe và chứng kiến giá trị xe của họ giảm sút chỉ sau vài tuần.

Ngoài ra, khủng hoảng tài chính của một số công ty xe điện cũng đã ảnh hưởng đến hàng nghìn khách hàng không thể sử dụng dịch vụ hậu mãi và bảo trì.

Các công ty khởi nghiệp về xe điện như HiPhi, WM Motor với sự hỗ trợ từ Baidu và Aiways do Tencent hậu thuẫn đã phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt vốn và không thể duy trì hoạt động.

Các thương hiệu khác như Levdeo và Singulato Motors thậm chí đã bắt đầu quy trình phá sản.

Theo các chuyên gia, ngành công nghiệp xe điện ở Trung Quốc đang từ giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ chuyển sang quá trình hợp nhất.

Dự kiến, doanh số bán hàng hàng năm của ô tô năng lượng mới, bao gồm cả xe điện và xe plug-in hybrid sẽ tăng 22% vào năm 2024, mức tăng trưởng này thấp hơn so với những năm trước đây.

Các nhà sản xuất ô tô, trong đó có BYD với doanh số khoảng 2,4 triệu xe vào năm 2023 cũng đang tiến hành giảm giá cho hầu hết các mẫu xe của mình.

Tú Lê - người sáng lập công ty tư vấn Sino Auto Insights phản ánh: “Tình trạng chung về nền kinh tế Trung Quốc không mấy lạc quan bởi có quá nhiều thương hiệu và sản phẩm trên thị trường.”

Người tiêu dùng Trung Quốc khiếu nại vì xe mới xuống giá quá nhanh

Chính sách giảm giá sâu của ngành xe điện đã gây ra sự thất vọng lớn cho những người mua xe gần đây, nhất là khi họ phát hiện ra xe mình vừa mua đã giảm giá chỉ sau một thời gian ngắn.

Vào tháng 2 vừa qua, trang giám sát chất lượng ô tô 12365auto.com đã ghi nhận 6.884 khiếu nại liên quan đến sự thay đổi giá của các xe điện nội địa.

Cụ thể, người dùng xe BYD đã lập nhóm trên mạng xã hội Xiaohongshu để bàn về các phương án đòi bồi thường từ việc gọi điện cho đại lý đến việc liên hệ với các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, bày tỏ cảm giác bị phản bội.

Zhang Xiang, giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Huanghe phân tích rằng cuộc chiến giá cả đã khiến thị trường xe điện Trung Quốc vốn đã quá đông đúc sẽ dần loại bỏ được những công ty kém hiệu quả.

Theo AlixPartners - một công ty tư vấn cho biết chỉ có từ 25 đến 30 thương hiệu trong số hơn 160 thương hiệu hiện tại có khả năng duy trì được tình hình tài chính ổn định đến năm 2030.

Một nhà phân tích tên là Gong nhấn mạnh rằng, phần lớn các nhà sản xuất xe điện tại Trung Quốc đang thua lỗ do cạnh tranh khốc liệt và giá pin lithium cao. Đây là một yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

HiPhi một trong những công ty không may mắn đã không tăng trưởng được doanh số kể từ khi ra mắt mẫu xe đầu tiên năm 2020 và phải đình chỉ hoạt động vào tháng 2 gần đây.

Người sáng lập công ty Ding Lei đã tiết lộ kế hoạch dành 3 tháng tới để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và phương án tiếp quản.

Sun Fangyuan, một nhân vật có ảnh hưởng trong ngành ô tô, so sánh việc mua xe từ các công ty khởi nghiệp với một khoản đầu tư rủi ro cao.

“Thị trường xe điện Trung Quốc có tiêu chuẩn cao. Một công ty phải huy động đủ vốn, phát triển các sản phẩm đủ mạnh và sở hữu một đội ngũ bán hàng đủ tốt mới có thể tồn tại”, David Zhang, giáo sư rường Cao đẳng Khoa học và Công nghệ Huanghe ở Zhengzhou, tỉnh Hà Nam, cho biết.

Theo ArtTimes - Link gốc

Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam

Hãng xe tìm kiếm nhiều nhất
Mẫu xe