Cruise Control là gì? Cách sử dụng và những lưu ý quan trọng

15:19 | 20/03/2023 - Quang Anh
Theo dõi Auto5 trên
Cruise Control đang dần trở thành một tính năng không thể thiếu trên những chiếc ô tô ngày nay. Dù tiện lợi là vậy nhưng tài xế không nên lạm dụng tính năng này

Kiểm soát hành trình (Cruise Control) là một tính năng đang dần trở nên phổ biến trên những chiếc xe ô tô ngày nay, bao gồm cả phân khúc xe phổ thông. Đó là vì tính năng này rất hữu ích và tiện lợi, đặc biệt là đối với những người thường xuyên di chuyển trên cao tốc.

Kiểm soát hành trình - Cruise Control là gì?

Cruise Control là một công nghệ hỗ trợ người lái can thiệp trực tiếp vào việc điều khiển xe. Công nghệ này can thiệp vào hệ thống gia tốc của xe, giúp xe giữ nguyên được tốc độ theo sự cài đặt của lái xe mà người lái không cần tác động gì vào chân ga.

Hệ thống điều khiển của công nghệ này thường được tích hợp ngay trên vô-lăng, với các nút cơ bản như: bật/tắt, tăng/giảm tốc độ, cài đặt tốc độ giới hạn.

Hướng dẫn sử dụng sử dụng Cruise Control

Hệ thống Cruise Control được kích hoạt và điều khiển thông qua những phím bấm chức năng bố trí trên xe. Cách sử dụng Cruise Control được thực hiện như sau:

Hướng dẫn kích hoạt hệ thống

Đầu tiên, người lái cần bật chế độ điều khiển ga tự động bằng cách bấm nút biểu tượng Cruise Control ON/OFF trên vô lăng, bắt đầu kích hoạt hệ thống điều khiển hành trình.

Thiết lập tốc độ

Sau khi kích hoạt, lái xe bắt đầu điều khiển xe vận hành với tốc độ mong muốn. Tiếp tục thực hiện nhấn nút SET+ hoặc SET- để lưu lại và duy trì tốc độ, ngay lúc này đèn báo ga tự động sẽ sáng. Nếu muốn thay đổi tốc độ, lái xe chỉ cần bấm nút SET+ hoặc SET- để tăng hoặc giảm.

Trong trường hợp lái xe muốn kích hoạt lại tốc độ đã chọn thì nhấn nút RES, lúc này đèn báo ga tự động sẽ sáng và hệ thống sẽ trở về tốc độ mà người lái xe chọn trước đó.

Tắt chế độ điều khiển ga tự động

Để tắt chế độ Cruise Control, tài xế bấm nút Cruise Control ON/OFF một lần nữa. Hệ thống sẽ xóa chương trình tốc độ đã chọn trước đó, đèn báo chế độ điều khiển tự động sẽ tắt.

Ngoài ra, một cách đơn giản để tắt Cruise Control khi ô tô đang chạy là đạp phanh. Khi kích hoạt phanh xe thì hệ thống kiểm soát hành trình cũng sẽ tự động tắt.

Ưu - Nhược điểm của Cruise Control

Tương tự như hầu hết các tính năng được trang bị trên xe ô tô, Cruise Control cũng có những ưu - nhược điểm điểm trong quá trình sử dụng.

Ưu điểm của Cruise Control

  • Tiết kiệm nhiên liệu tốt: Hệ thống kiểm soát hành trình giữ chân ga ở một vị trí để bạn không vô tình tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn mức cần thiết.
  • Thoải mái hơn khi lái xe: Nếu đang lái xe đường dài, người lái sẽ cảm thấy mệt mỏi khi phải giữ chân trên bàn đạp ga trong vài giờ liên tục. Với khả năng duy trì tốc độ ổn định mà không phải để chân vào bàn đạp, hệ thống Cruise Control sẽ giúp chuyến đi đường dài trở nên thoải mái hơn.
  • Tránh vượt quá tốc độ: Người lái xe có thể đi nhanh hơn tốc độ giới hạn vì họ đang nhấn mạnh vào bàn đạp ga mà không nhận ra. Việc cài đặt hệ thống điều khiển hành trình ở tốc độ giới hạn quy định giúp bạn không phải lo lắng về việc vi phạm luật chạy quá tốc độ.

Nhược điểm của Cruise Control

  • Khó giảm tốc độ ngay lập tức: Nếu bạn đã cài đặt hệ thống kiểm soát hành trình và nhận thấy rằng mình cần rẽ trong vòng vài giây, bạn sẽ không thể giảm tốc độ xe đủ nhanh để rẽ. Việc tránh va chạm với các phương tiện khác trên đường gần đó cũng khó hơn.
  • Khó lái xe trong điều kiện thời tiết xấu: Kiểm soát hành trình có thể khiến lốp xe mất độ bám đường trên. Do đó, nếu thời tiết ẩm ướt hoặc băng giá, người lái sẽ khó giảm tốc độ để tránh các chướng ngại vật phía trước.
  • Dễ bị phân tâm: Những người lái xe sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình sẽ có xu hướng nhìn vào điện thoại thông minh hoặc các thiết bị điện tử khác nhiều hơn, vì họ không phải dành nhiều sự tập trung để điều khiển tốc độ.

Kinh nghiệm sử dụng Cruise Control hiệu quả

1. Giữ chân trên hoặc gần bàn đạp

Tính năng kiểm soát hành trình thực sự hữu ích trong việc giảm thiểu "công việc" cho phần chân bên phải. Tuy nhiên, bất kể nó có hữu ích tới đâu, tài xế vẫn nên giữ chân ở trên hoặc gần của bàn đạp ga và phanh để có thể phản ứng ngay lập tức khi nào cần dừng hoặc tăng tốc độ.

Ngay cả khi trước xe của bạn đi kèm với tính năng kiểm soát hành trình thì cũng vẫn phải duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước, tốt nhất là nên đạp phanh nếu cần thiết. Không nên lạm dụng tính năng phanh tự động vì chúng chỉ được sử dụng trong trường họp khẩn cấp.

2. Luôn chú ý xung quanh

Kiểm soát hành trình hoặc các tính năng tương tự không thể giúp tài xế phụ trách việc lái xe mà tài xế vẫn phải chú ý đến từng thao tác. Đây là lý do tại sao nên chú ý tới môi trường xung quanh. Mặc dù việc sử dụng tính năng này đồng nghĩa với việc tài xế sẽ có một khoảng thời gian để nghỉ ngơi trên xe nhưng vẫn phải chú ý đến các phương tiện, vật thể... khác trên đường di chuyển.

Ngay cả khi tính năng này được kích hoạt, việc lái xe không nên bị phân tâm và tài xế phải duy trì tập trung trong suốt quá trình lái xe.

3. Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước

Kiểm soát hành trình thông khác (khác với loại thích ứng) không thể phát hiện các phương tiện phía trước và tự động giữ một khoảng cách an toàn với chúng. Vậy nên sự tập trung của tài xế là rất quan trọng để tự giữ khoảng cách an toàn đối với xe phía trước.

Nói một cách ngắn gọn, khoảng cách xe ngắn dẫn tới khoảng cách sử dụng phanh ít hơn và có thể rất nguy hiểm khi chạy với vận tốc trên 100 km/h. Hãy nhớ rằng tính năng kiểm soát hành trình thông thường trên những chiếc xe phổ thông không "thông minh" như loại được trang bị trên xe Tesla hay các dòng xe cao cấp.

4. Duy trì tay lái trên vô-lăng

Thả vô-lăng trên đoạn đường thẳng nghe khá hấp dẫn và có thể giúp tài xế được một khoảng thời gian nghỉ ngơi nhưng đây là điều tuyệt đối không nên làm. Tính chất của các đoạn đường có thể ảnh hưởng tới hướng di chuyển của ô tô nên tài xế vẫn phải giữ cả hai tay trên vô-lăng để đảm bảo rằng xe vẫn đi đúng làn cho phép.

Ngay cả khi chiếc xe của bạn được trang bị tính năng Hỗ trợ giữ làn đường (như trên Honda CR-V hay Ford Everest) thì hãy nhớ rằng, nó được tạo ra chỉ để hỗ trợ.

5. Duy trì tốc độ cho phép

Tài xế nên duy trì xe ở tốc độ cho phép là 100 km/h khi sử dụng Kiểm soát hành trình trên những cung đường cao tốc. Vượt quá con số này không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân, hành khách trên xe mà còn có thể ảnh hưởng tới những người tham gia giao thông khác và có thể thiến tài xế bị phạt nặng.

6. Không chạy ở làn ngoài khi sử dụng Cruise Control

Như nhiều người đã biết, làn đường ngoài cùng bên trái thường dùng để vượt, tài xế không nên được chạy ở làn đó lâu. Việc duy trì đi xe ở làn này cũng sẽ gây sự khó chịu và làm ảnh hưởng đến lưu thông của những xe phía sau muốn vượt.

Nguyên nhân Cruise Control bị lỗi không hoạt động

Có nhiều nguyên nhân hệ thống điều khiển hành trình Cruise Control bị lỗi không hoạt động. Trong đó thường gặp nhất là:

  • Cảm biến tốc độ bị lỗi: CCM có thể sử dụng tín hiệu từ ECM hay hộp số. Nếu CCM không nhận được tín hiệu cảm biến tốc độ thì Cruise Control sẽ bị vô hiệu hoá.
  • Hệ thống điện bị lỗi: Điện áp nguồn, giắc nối, dây dẫn… bị lỗi có thể khiến Cruise Control không hoạt động.
  • Đèn phanh gặp vấn đề: Vì hệ thống Cruise Control sẽ bị tạm dừng khi đạp phanh nên nếu hệ thống đèn phanh gặp vấn đề như công tắc đèn phanh bị kẹt, đèn phanh bị cháy… Cruise Control sẽ không hoạt động.
  • Cầu chì đứt, rơ le lỗi: Cầu chì và rơ le có nhiệm vụ bảo vệ mạch điện. Do đó nếu cầu chì bị đứt hay rơ le lỗi thì hệ thống Cruise Control sẽ không hoạt động.
  • Cáp xoắn ốc lỗi: Đa phần các xe hiện nay lắp công tắc điều khiển Cruise Control trên vô lăng. Nếu cắp xoắn ốc bị lỗi gây hở mạch, ngăn tiếp xúc với CCM thì Cruise Control sẽ không hoạt động.
  • Công tắc bị lỗi: Sau thời gian dài làm việc, các tiếp điểm bên trong công tắc có thể bị mòn, không thể cấp tín hiệu cho CCM. Điều này khiến Cruise Control bị vô hiệu hoá.
  • Động cơ hay hệ thống truyền động bị lỗi: Với một số dòng xe, Cruise Control không hoạt động khi xe gặp trục trặc về động cơ hay hệ thống truyền động. Có thể kiểm tra lỗi này thông qua đèn Check Engine.

Cruise Control có cần thiết không?

Lắp Cruise Control là lựa chọn của nhiều lái xe hiện nay bởi những lợi thế vượt trội: 

  • Giúp người điều khiển xe giảm bớt căng thẳng khi di chuyển
  • Giảm đáng kể lượng nhiên liệu tiêu hao do duy trì ổn định tốc độ lưu thông của hệ thống điều khiển hành trình
  • Giảm thiểu những vi phạm về tốc độ bởi tốc độ được thiết lập không vượt quá tốc độ quy định

Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng tích hợp sẵn có tính năng này trên một số mẫu xe nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, mang lại trải nghiệm lái an toàn cho người dùng.

Tuy nhiên, trên thực tế vận hành, người điều khiển phương tiện không nên quá phụ thuộc vào Cruise Control, cần giữ sự tỉnh táo, tuân thủ Luật giao thông và xử lý linh hoạt các tình huống trên đường đi.

Lái xe chỉ nên sử dụng hệ thống này trong nhữg trường hợp đạt đủ yêu cầu an toàn, ví dụ như trên những đoạn đường dài, đường cao tốc, đường quốc lộ k có quá nhiều sự cản trở bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Đây cũng là lý do hệ thống này không quá thực dụng tại Việt Nam do điều kiện đường xá nước ta chưa đảm bảo để hệ thống này hoạt động hiệu quả

Điểm khác biệt giữa Cruise Control và Cruise Control Adaptive

Với Cruise Control (Kiểm soát hình trình), xe chỉ chạy ở một tốc độ được cài đặt sẵn. Nếu xe phía trước đột ngột giảm tốc độ thì người lái phải chủ động can thiệp xử lý.

Còn với Adaptive Cruise Control (Kiểm soát hành trình thích ứng), hệ thống có thể theo dõi tốc độ của xe phía trước và tự động điều chỉnh tốc độ phù hợp để duy trì khoảng cách an toàn.

Như vậy Cruise Control Adaptive được coi như một phiên bản nâng cấp của Cruise Control Adaptive, thường được trang bị nhiều trên những dòng xe cao cấp.

Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Link gốc

Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam

Hãng xe tìm kiếm nhiều nhất
Mẫu xe