Xe Đức, xe Nhật tốt hơn xe Hàn & những lầm tưởng huyền thoại (P1)
Từ bao lâu nay, tranh cãi giữa những người đam mê xe Nhật và Đức vẫn chưa có hồi kết.
Không những thế, kể từ khi các mẫu xe mang thương hiệu Hàn Quốc dần trở nên phổ biến hơn. "Cuộc chiến" này được mở rộng ra với quan điểm "xe Đức tốt hơn xe Nhật/Hàn".
Trước đây khi so về thiết kế, không thể phù nhận rằng những chiếc xe Đức luôn có diện mạo thu hút và bắt mắt hơn nhưng chiếc xe mang thương hiệu Nhật Bản.
Tuy nhiên điều đó đã không còn đúng khi rất nhiều những chiếc xe Nhật hay đặc biệt là xe Hàn đang sử hữu thiết kế vô cùng hiện đại và thời thượng.
Dưới đây là một số những quan điểm liên quan có thể phần nào làm rõ cuộc tranh cãi này.
1. Xe Đức an toàn hơn xe Nhật/Hàn?
Không đúng, thậm chí là còn không đúng một chút nào.
Nhìn sơ qua những chiếc ô tô đạt điểm cao nhất của tổ chức Euro NCAP cũng có thể thấy rằng xe Nhật chiếm phần lớn trong danh sách những chiếc xe được chấm điểm an toàn cao nhất.
Tương tự với IIHS của Viện bảo hiểm an toàn đường bộ của Mỹ cũng vậy.
Tuy các tiêu chí kiểm tra và phương pháp chấm điểm khác nhau nhưng nhìn chung, những chiếc xe an toàn nhất đều thuộc các thương hiệu như Volvo (Thụy Điển) hay Subaru và Toyota (Nhật Bản).
Một số người nói rằng xe Đức an toàn hơn vì chúng được chế tạo bằng thép khổ dày và cửa của chúng cho cảm giác rất chắc chắn. Nhưng sự an toàn của xe phức tạp hơn thế và cảm giác "cửa xe Đức vững chắc hơn" chỉ là vấn đề về tùy thuộc vào sở thích của từng nhà sản xuất xe.
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản có xu hướng chế tạo cửa bằng những vật liệu nhẹ để người cao tuổi hay trẻ em có thể mở/đóng dễ dàng hơn.
Ngoài ra, hầu hết ô tô Đức đều là những mẫu xe cao cấp hơn nên chúng sở hữu nhiều tính năng an toàn hơn khi được so sánh với một chiếc xe phông thông mang thương hiệu Nhật/Hàn.
Vậy nên, chúng ta cần so sánh giữa những chiếc xe có cùng phân khúc và tầm giá với nhau để có một cái nhìn khách quan nhất.
2. Xe Đức được chế tạo tốt hơn?
Nếu bạn nghĩ rằng ô tô Đức có kỹ thuật vượt trội hơn?
Bạn đã nhầm!
Gần như mọi tính năng, trang bị xuất hiện trên một chiếc xe hơi cao cấp của Đức ngày nay hoặc đã được giưới thiệu ở Nhật Bản hơn 20 năm về trước, hoặc lần đầu tiên được người Nhật Bản tiên phong.
Một số những ví dụ điển hình:
- Điều hướng trong ô tô (Honda Accord, 1981)
- Hỗ trợ hàng không chủ động (Nissan Skyline R21, 1986)
- Hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử (Toyota Soarer, 1986)
- Hệ thống lái 4 bánh (Honda Prelude, 1987)
- Hệ thống treo thích ứng (Mitsubishi Galant VR4, 1987)
- Động cơ tích điện kép (Nissan March Super Turbo, 1988)
- Hệ thống treo chủ động (Toyota Celica, 1989)
- ĐỊnh vị bằng giọng nói GPS (TOyota Celsior, 1992)
- Công nghệ phun xăng trực tiếp (Mitsubishi GDi, 1996)
Có nhiều người nghĩ rằng Mercedes-Benz CLS là chiếc coupe-sedan cao cấp đầu tiên?
Không phải, vì năm 1985, Nissan đã giới thiệu một chiếc xe mui cứng mang tên Gloria/Cedric. Từ "hardtop" trong từ điển xe hơi Nhật Bản ở thập niên 80 có nghĩa là những chiếc coupe 4 cửa với cửa không khung.
Nó có điều khiển hành trình điện tử, điều khiển khí hậu kỹ thuật số, điều chỉnh TV với hệ thống âm thanh Dolby cao cấp và loa JBL, điều hòa không khí phía sau, hệ thống treo khí nén điều khiển điện tử, nút điều khiển âm thanh trên vô-lăng, gạt nước tự động và đèn pha, ghế chỉnh điện, điện khởi động và mở nắp nhiên liệu, và nhiều hơn nữa.
Sức mạnh của xe đến từ động cơ tăng áp kép V6 3.0L tạo ra 226 mã lực trong khi Ferrari 308 GTB tại thời điểm đó có sức mạnh khoảng 251 mã lực.
Không thể phụ nhận rằng xe Đức rất tốt, nhưng cũng không đúng nếu nói rằng xe Đức tốt hơn xe Nhật/Hàn bởi các thương hiệu Đức chủ yếu nhắm đến phân khúc cao cấp. Vì vậy họ đầu từ rất nhiều vào việc xây dựng thương hiệu.
3. Xe BMW có khả năng xử lý tốt hơn trong khi Mercedes-Benz mang lại sự thoái mái hơn
Điều này chỉ đúng một nửa. Nếu như chúng ta đang nói về một chiếc S-Class thì đúng là như vậy nhưng đối với A-Class, E-Class thì không.
Các kỹ sư của Mercedes-Benz hiện tại không còn biết cách điều chỉnh hệ thống treo sao cho thoải mái mà không cần dùng đến khi nến hoặc hệ thống treo thích ứng đắt tiền.
Gần như mọi chiếc BMW với bất kể tùy chọn hệ thống treo nào đều cho khả năng vận hành và xử lý tốt hơn Mercedes-Benz nhưng đừng bận tâm đến BMW, bởi ngay cả Toyota Camry giờ đây cũng được đánh giá mang tới sự thoải mái ngang hàng với C-Class.
Còn tiếp..... (cập nhật: đã có phần 2)
Theo www.nguoiduatin.vn - Link gốc
Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam
-
Ford Ranger616 triệu - 1,202 tỷ
-
Suzuki Jimny789 triệu - 799 triệu
-
Mitsubishi Xforce620 triệu - 699 triệu
-
Kia Seltos629 triệu - 739 triệu