Động cơ Turbo là gì? Ưu, nhược điểm và cấu tạo Turbo tăng áp

13:43 | 22/06/2021 - Nguyễn Duy
Theo dõi Auto5 trên
Chắc hẳn khi đọc những bài viết liên quan đến xe cộ thì chúng ta cũng rất hay bắt gặp cụm từ “động cơ Turbo” hay “Turbo tăng áp”….Ngày nay động cơ Turbo được áp dụng rộng rãi trên rất nhiều dòng xe, từ những xe thể thao đến những xe phổ thông nhằm tăng sức mạnh vận hành cho xe. Bài viết hôm nay Auto5 sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về cụm từ Turbo.

Turbo tăng áp không chỉ được áp dụng trên động cơ ô tô. Năm 1910 là lần đầu tiên áp dụng trên động cơ máy bay, tiếp đến năm 1923, áp dụng trên động cơ tàu thuỷ. Và năm 1962 là bắt đầu áp dụng trên những mẫu xe phổ thông. Ngày nay, Turbo tăng áp đã được sử dụng 1 cách rộng rãi trên các dòng xe.

Turbo là gì?

Turbo tăng áp hay còn gọi là Turbocharger, là thiết bị vận hành dòng khí thải, có nhiệm vụ làm tăng sức mạnh cho động cơ bằng việc bơm thêm không khí vào buồng đốt thay vì việc hút không khí tự nhiên như các dòng động cơ đốt thông thường khác.

Hay để giải thích 1 cách cặn kẽ hơn thì Turbocharger sẽ nén khí vào phía bên trong động cơ. Lượng khí được đưa vào xylanh càng nhiều thì cũng đồng nghĩa với việc nhiên liệu cũng được đưa vào càng nhiều, dẫn đến sau mỗi kỳ nổ của xylanh sẽ sản sinh ra lượng công suất lớn hơn.

Cấu tạo Turbo tăng áp

Cấu tạo Turbo tăng áp gồm 2 cánh quạt tuabin được gắn trên cùng 1 trục, nhưng được tách ra làm 2 ngăn riêng biệt trong 1 hình dạng xoắn ốc. Lượng khí thải từ động cơ sẽ làm tuabin ngăn 1 quay dẫn đến tuabin ngăn 2 cũng quay. Khi 2 tuabin quay, thiết bị sẽ làm nhiệm vụ hút không khí từ ngoài vào và nén sau đó tiến hành bơm vào xylanh. Khi buồng đốt nhận được lượng không khí lớn thì sẽ đốt cháy nhiên liệu nhanh và hoàn toàn hơn khiến công suất của động cơ cũng được đẩy lên đáng kể.

Nguyên lý hoạt động của Turbo tăng áp (Turbocharger)

Nguyên lý hoạt động của bộ tăng áp Turbo này là tối ưu khí thải động cơ để dẫn động quay tuabin sau đó bơm không khí đã nén vào buồng đốt.

Turbocharger gồm 2 phần chính là tuabin hút và nén. Khi lượng khí thải đi ra của động cơ đủ để làm quay tuabin buồng hút đồng thời làm quay tuabin bên ngăn nén. Sau khi nén thì sẽ đẩy không khí vào động cơ vừa để giảm thiểu lượng khí thải động cơ ra ngoài môi trường, vừa để đốt cháy hoàn toàn lượng lớn nhiên liệu trong xylanh. Giúp động cơ làm việc được trơn tru và hiệu quả, từ đó công suất động cơ cũng sẽ tăng theo.

Ưu điểm của động cơ Turbo tăng áp

  • Tối ưu được tốt nhiên liệu cháy hoàn toàn trong động cơ, dẫn đến công suất động cơ tăng
  • Giảm thiểu được lượng khí thải từ động cơ ra ngoài môi trường
  • Công suất tăng nhưng kích thước động cơ vẫn giữ nguyên, điều này đồng nghĩa xe không bị tăng trọng lượng giúp xe di chuyển nhẹ nhàng hơn.
  • Turbo tăng áp trong quá trình nén khí cũng tạo nên độ xoáy khiến nhiên liệu đốt được trộn đều và cháy hoàn toàn, dẫn đến giảm lượng tiêu hao nhiên liệu đáng kể.

Nhược điểm động cơ Turbo

 Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn 1 số nhược điểm như:

  • Do động cơ Turbo sẽ khiến tăng hiệu suất của động cơ, dẫn đến piston và trục khuỷu phải đủ cứng và bền.
  • Lượng nhiệt sinh ra từ động cơ cũng khá lớn nên hệ thống làm mát phải được đặc biệt chỉnh chu.
  • Khi xe sử dụng Turbo tăng áp thì vòng tua máy cũng sẽ tăng đáng kể dẫn đến phải thay dầu thường xuyên để tránh làm hỏng những phần bên trong như xéc-măng hay thành xylanh bị biến dạng…
  • Chi phí sửa chữa động cơ Turbo chắc chắn sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều động cơ thông thường.

Không thể tránh được những nhược điểm, thế nhưng xe có động cơ Turbo tăng áp vẫn sẽ là 1 ưu điểm vượt trội của xe. Hiệu suất làm việc của động cơ tăng nhưng tiêu thụ nhiên liệu không nhiều. Đó cũng là lý do những phiên bản xe có Turbo tăng áp sẽ có giá thành cao hơn với những động cơ đốt hút khí tự nhiên.

Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Link gốc

Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam

Hãng xe tìm kiếm nhiều nhất
Mẫu xe