Tìm hiểu về hệ thống túi khí trên ô tô

15:56 | 15/07/2022 -
Theo dõi Auto5 trên
Kể từ khi ra đời, túi khí ô tô đã cho thấy tầm quan trọng khi cứu được hàng ngàn người khi có va chạm giao thông xảy ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết rõ ràng về túi khí ô tô và có hiểu lầm trong những trường hợp túi khí không hoạt động.

Túi khí ô tô là gì?

Túi khí ô tô (viết tắt SRS) là một hệ thống an toàn hạn chế va đập, giúp bảo vệ người lái và hành khách giảm thiếu các chấn thương nghiêm trọng khi xảy ra va chạm mạnh. Khi xe xảy ra va chạm, ngay lập tức túi khí sẽ được kích hoạt căng phồng tạo thành đệm hơi để bảo vệ người lái và hành khách.

Túi khí ô tô

Lịch sử ra đời của túi khí trên ô tô

Ý tưởng định hình túi từ năm 1919 bởi 2 nha sỹ người Anh và được phê duyệt vào năm 1920. Tuy nhiên, túi khí dành riêng cho ô tô được ghi nhận độc lập cho Hetrick - người Mỹ vào năm 1952. Thật đáng tiếc vào thời điểm ấy, không có một công ty nào đầu tư vào ý tưởng của anh.

Đến năm 1951, một kỹ sư người Đức là Water Linderer đã nộp bằng sáng chế & được chấp thuận vào năm 1953. Túi khí của Hetrick & Linderer đều dựa trên hệ thống khí nén, được giải phóng bằng lò xo & tiếp xúc với tài xế.

Lịch sử ra đời của túi khí trên ô tô

Ngày nay, túi khí trở thành tiêu chí an toàn bắt buộc trên những mẫu xe ô tô mới. Chính phủ Mỹ đã yêu cầu ô tô chở người phải lắp đặt túi khí kép phía trước.

Hệ thống các túi khí trên ô tô có tác dụng gì?

Vị trí các túi khí trên ô tô

Hiện tại, túi khí ô tô được đặt ở 5 vị trí riêng biệt, mỗi vị trí đóng vai trò & nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể như sau:

STT Vị trí túi khí Chức năng cụ thể
1 Túi khí trước

Chúng nằm trong vô lăng và trong bảng điều khiển, một cặp túi khí phía trước bảo vệ người ngồi trong trường hợp va chạm.

2 Túi khí bên Túi khí tác động bên (SAB) là cách gọi các túi khí bảo vệ đầu và thân được lắp ở lưng ghế, cửa, trụ bên hoặc đường ray mái có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác động bên
3 Túi khí rèm Các thiết bị này triển khai xuống từ lớp lót mái để bảo vệ đầu của hành khách khỏi các tác động từ bên và kính bay. Chúng thường kéo dài chiều dài của xe về phía sau và hoạt động như các túi khí rèm phía sau cho hành khách phía sau
4 Túi khí đầu gối Được gắn trong cột vô lăng hoặc nắp hộp đựng găng tay, túi khí đầu gối bảo vệ đầu gối của người lái hoặc hành khách phía trước khi va chạm trực diện
5 Túi khí trung tâm Túi khí trung tâm là một hệ thống mới và hoạt động giống như một túi khí bên, nhưng triển khai giữa các ghế để ngăn hành khách đang bay va vào nhau trong một vụ tai nạn
6 Túi khí trên dây an toàn Một số xe như có thể được đặt hàng với túi khí thắt dây an toàn bơm hơi để giảm tải tác dụng lực lên ngực của người ngồi trong một vụ va chạm trực diện
7 Túi khí cho người đi bộ Túi khí dành cho người đi bộ triển khai từ giữa kính chắn gió và mui xe để tạo đệm cho người đi bộ bị va chạm hạ cánh ở phía trước xe

Cấu tạo và cơ chế hoạt động các túi khí trên ô tô

Cấu tạo của túi khí trên ô tô gồm 3 bộ phận:

  • Hệ thống cảm biến, cảm biến va chạm, cảm biến tốc độ, cảm biến gia tốc
  • Bộ phận kích nổ
  • Túi khí
Cấu tạo của túi khí

Cơ chế hoạt động của túi khí trên ô tô rất nhanh & gọn thông qua 3 bước sau:

Cơ chế hoạt động của túi khí trên ô tô

Bước 1: Cảm biến truyền tín hiệu tới ECU

  • Nếu va chạm vượt quá giá trị quy định, ECU truyền tín hiệu tới bộ phận kích nổ của túi khí.

Bước 2: Ép căng phồng túi khí

  • Ngòi nổ được đánh lửa, tạo ra một lượng khí lớn làm căng phồng túi khí
  • Thời gian bơm phồng túi khí khoảng 30 ml/s

Bước 3: Xả khí

  • Ngay sau khi căng phồng, khí trong túi ngay lập tức thoát ra các lỗ xả phía sau khiến túi khí xẹp đi nhanh chóng
  • Đây là động thái giúp người lái dễ dàng quan sát & thoát ra khỏi xe sau khi tai nạn xảy ra.

Toàn bộ quá trình bung túi khí được diễn ra với vận tốc 320 km/h, tức là chỉ trong 0.04s tất cả túi khí đều được căng phồng.

Túi khí trên ô tô chỉ hoạt động 1 lần. Sau khi kích hoạt, tài xế cần đến trung tâm hoặc đại lý chính hãng để thay thế túi khí mới cũng như kiểm tra xe sau tai nạn.

Báo giá túi khí ô tô

Giá của túi khí ô tô tùy thuộc vào loại túi khí & mẫu xe. Thông thường:

  • Giá bán túi khí phía trước ghế lái (hay còn gọi là túi khí vô lăng): 2.5 - 8 triệu đồng.
  • Giá bán túi khí phía trước ghế phụ: 2 - 7 triệu đồng.

Hướng dẫn thay thế túi khí ô tô

Túi khí ô tô sau khi bung sẽ không tiếp tục hoạt động được nữa. Do đó cần thay túi khí mới. Hoặc sau từ 10 – 15 năm cũng cần thay thế túi khí mới để đảm bảo an toàn.

Trước khi thay túi khí cần đọc kỹ sổ tay hướng dẫn sử dụng xe. Cuốn sổ tay này có đủ các thông tin về việc chăm sóc cũng như thay thế túi khí.

Các bước thay túi khí ô tô được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tắt động cơ xe và ngắt kết nối dây cáp âm.
  • Bước 2: Đợi khoảng 15 – 20 phút để bộ phận tụ điện mô đun của túi khí đã được ngắt hoàn toàn.
  • Bước 3: Ngắt cầu chí túi khí để đảm bảo an toàn, tránh bị giật hoặc túi khí đột ngột hoạt động. Có thể tham khảo về phần cầu chì trong sổ tay hướng dẫn sử dụng xe.
  • Bước 4: Tháo các ốc vít tai cột vô lăng, tháo túi khí cũ ra, nối túi khí mới vào dây điện, rồi đặt về vị trí cũ, vặn lại ốc vít.
  • Bước 5: Nối lại dây cáp âm vào vị trí ban đầu, kích hoạt cầu chì hoạt động trở lại.

Nếu không am hiểu về kỹ thuật ô tô tốt nhất bạn nên đưa xe đi thay túi khí tại các garage chính hãng hay các xưởng sửa chữa xe uy tín.

Chú ý các trường hợp túi khí không hoạt động

Trong các trường hợp va chạm đủ mạnh thì túi khí tương ứng sẽ được kích hoạt. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp tai nạn, túi khí có thể sẽ không được kích hoạt tùy thuộc vào loại va chạm và mức độ va chạm.

  • Va chạm từ phía trước vào cây hoặc cột
  • Va chạm lệch một góc so với phía trước
  • Va chạm vào đuôi hoặc chui vào gầm xe tải
Các trường hợp không bung túi khí
  • Va chạm từ bên hông vào cây hoặc cột
  • Va chạm từ bên hông với xe hai bánh
Các trường hợp túi khí không hoạt động

Giải đáp những thắc mắc thường gặp về hệ thống túi khí trên ô tô

Túi khí ô tô có tác dụng gì?

Túi khí trên ô tô có tác dụng hạn chế va đập, giảm thiểu chấn thương cho hành khách khi va chạm xảy ra.

Túi khí trên ô tô nằm ở những vị trí nào?

5 vị trí được lắp túi khí gồm có:

  • Trong vô lăng (bảo vệ đầu & ngực)
  • Phía dưới taplo (bảo vệ khớp gối)
  • Phía trong cột chữ A (bảo vệ khi va chạm từ phía hông)
  • Trong dây an toàn (bảo vệ ngực)
  • Trên trần xe (bảo vệ đầu)
Những vị trí lắp túi khí

Trên thực tế, những dòng xe hatchback cỡ nhỏ giá rẻ như Hyundai Grand i10, Kia Morning,.. thường chỉ được trang bị 2 túi khí. Một số dòng xe chạy taxi như Toyota Vios bản thấp trang bị tối thiểu 3 túi khí.

Đa phần các dòng xe phổ thông còn lại như Hyundai Accent (bản cao cấp), Mazda CX-5, Hyundai SantaFe, VinFast Lux A2.0,.. trang bị 6 túi khí, gồm: 2 túi khí phía trước, 2 túi khí bên hông & 2 túi khí rèm.

Tại thị trường Việt Nam, một số mẫu xe phổ thông cao cấp mới được đầu tư tới 7 túi khí như Mazda3, Toyota Camry, Ford Ranger,...

Túi khí ô tô giá bao nhiêu?

Giá bán của túi khí phụ thuộc vào dòng xe & vị trí lắp đặt. Thông thường, giá túi khí dao động từ 2 - 8 triệu đồng.

Túi khí ô tô bung ra trong những trường hợp nào?

Điều kiện kích hoạt các thành phần của hệ thống hỗ trợ chống va đập theo từng loại va chạm như sau:

  Loại va chạm
Hệ thống chống va đập Va chạm mạnh phía trước Va chạm mạnh hai bên hông Va chạm lật xe  Va chạm từ phía sau
Căng đai khẩn cấp ghế trước Các túi khí và bộ phận căng đai khẩn cấp phía trước không được kích hoạt khi có va chạm từ phía sau.
Căng đai khẩn cấp phía sau -
Túi khí người lái - -
Túi khí hành khách phía trước - -
Túi khí hông - -
Túi khí rèm -

Trên đây là những thông tin tổng quát về hệ thống túi khí ô tô - một trang bị an toàn quan trọng nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin mà Auto5 cung cấp giúp bạn đọc hiểu rõ hơn quy trình hoạt động của túi khí để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Link gốc

Từ khóa: Túi khí ô tô

Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam

Hãng xe tìm kiếm nhiều nhất
Mẫu xe