Chủ xe Cybertruck tự tìm cách xử lý vấn đề với giải pháp tự chế sau khi kỹ thuật viên "bó tay"
Với chi phí chỉ 13 đô la, Larson đã tìm ra giải pháp hiệu quả cho vấn đề này và tự khắc phục một cách dễ dàng.
Ban đầu, Larson rất hài lòng với sự yên tĩnh của chiếc Cybertruck mới mua. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi chiếc kính chắn gió chống đạn của xe phải thay mới do lỗi từ nhà máy.
Kể từ đó, xe bắt đầu phát ra tiếng rít khó chịu mỗi khi di chuyển. Larson quyết định mang xe đến đại lý Tesla tại Tempe, Arizona, với hy vọng các kỹ thuật viên sẽ xử lý được vấn đề này.
Sau khi nhận phản ánh của Larson, các kỹ thuật viên đã thử sửa chữa một lần và thông báo rằng tiếng ồn đã được loại bỏ. Tuy nhiên, Larson vẫn nghe thấy tiếng rít và yêu cầu kiểm tra lại.
Lần này, đại lý cho biết tiếng ồn này là “bình thường” đối với dòng Cybertruck và không có vấn đề gì nghiêm trọng. Họ khẳng định rằng không thể tái tạo được tiếng ồn mà Larson mô tả dù kiểm tra xe ở tốc độ cao trên đường cao tốc.
Theo Tesla, không có giải pháp nào khác cho vấn đề này và cho rằng “mọi chiếc xe đều như vậy, thưa ông.” Đáp lại, Larson cho biết chiếc xe không gặp phải vấn đề này trước khi thay kính chắn gió nhưng đại lý vẫn không đồng ý hỗ trợ thêm.
Không hài lòng với phản hồi của đại lý, Larson quyết định tự tìm cách xử lý tiếng ồn. Anh tìm thấy trên Amazon một cuộn dải đệm chống thời tiết silicone 9 mm, kích thước vừa khít với khe hở phía trên kính chắn gió.
Với dải đệm này, Larson chỉ bóc một phần lớp keo phía sau và dán vào khe hở mà không sử dụng toàn bộ bề mặt keo dán. Thiết kế vừa khít của dải đệm giúp nó giữ chặt mà không cần nhiều keo. Larson cho rằng việc bóc toàn bộ bề mặt keo có thể khiến việc lắp đặt khó khăn hơn.
Sau khi tự khắc phục, Larson cho biết chiếc Cybertruck giờ đây đã trở nên yên tĩnh đến mức “thì thầm” ngay cả khi chạy ở tốc độ 90 mph (145 km/h).
Điều đáng chú ý là giải pháp tự chế này chỉ tốn của anh 12,99 đô la, một con số nhỏ so với việc dựa vào đại lý Tesla để khắc phục. Tuy nhiên, theo Larson, lẽ ra anh không cần phải chi bất kỳ khoản nào cho lỗi này nếu Tesla chịu trách nhiệm xử lý từ đầu.
Câu chuyện của Jay Larson là một minh chứng rõ ràng cho thấy rằng đôi khi người tiêu dùng phải tự mình giải quyết các vấn đề khi dịch vụ hỗ trợ từ nhà sản xuất không đáp ứng kỳ vọng.
Việc Tesla không nhận trách nhiệm và cho rằng tiếng ồn là “bình thường” đã khiến Larson và nhiều chủ xe khác đặt dấu hỏi về chất lượng dịch vụ hậu mãi của hãng. Trải nghiệm này không chỉ phản ánh sự thất vọng của khách hàng mà còn là lời nhắc nhở các nhà sản xuất ô tô về tầm quan trọng của việc lắng nghe phản hồi và hỗ trợ người dùng.
Trường hợp của Larson đã chứng minh rằng đôi khi một giải pháp đơn giản với chi phí tối thiểu vẫn có thể đạt hiệu quả. Câu chuyện này cũng đặt ra vấn đề lớn về trách nhiệm của các đại lý và nhà sản xuất trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Theo nongthonvaphattrien.vn - Link gốc
Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam
-
Ford Ranger616 triệu - 1,202 tỷ
-
Suzuki Jimny789 triệu - 799 triệu
-
Mitsubishi Xforce620 triệu - 699 triệu
-
Kia Seltos629 triệu - 739 triệu