Hệ thống an toàn & công nghệ hỗ trợ người lái trên ô tô
Trang bị an toàn (hệ thống an toàn) và các công nghệ hỗ trợ người lái hiện đang là những tiêu chí quan trọng trong "công cuộc" lựa chọn những chiếc xe phù hợp với mục đích của mình. Đây là trang bị giúp tăng cường độ an toàn cho xe cũng như người ngồi trong xe, đồng thời là một trợ thủ đắc lực giúp việc lái lái xe trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.
Trang bị an toàn (Safety Systems)
Hệ thống an toàn chủ động gồm những trang bị trên xe nhằm giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra tai nạn, chẳng hạn như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD hay cân bằng điện tử ESC.
Trong khi đó, túi khí và dây đai an toàn thuộc về hệ thống an toàn thụ động, chỉ được kích hoạt khi tai nạn xảy ra để bảo vệ lái xe và hành khách tránh khỏi chấn thương.
Một số trang bị an toàn tiêu biểu
Hệ thống túi khí
Hiện nay hầu hết các xe ô tô tại Việt nam đều được trang bị hệ thống túi khí, ít nhất là tối thiểu một túi khí phía trước cho người lái tùy vào nhà sản xuất và tùy vào mỗi dòng xe và phân khúc xe cao, thấp khác nhau mà xe sẽ được trang bị thêm các túi khí ở ghế phụ, túi khí sườn, túi khí đầu gối hay túi khí trên dây đai an toàn,…
Hệ thống túi khí này có tác dụng giảm thiểu và hạn chế những chấn thương nghiêm trọng có thể xảy ra trong trường hợp xe gặp tai nạn. Tuy nhiên không phải cứ có tai nạn thì túi khí sẽ bung ra mà trong mỗi tình huống khác nhau thì loại túi khí phù hợp mới hoạt động.
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Brake System)
Có thể nói ABS là trang bị công nghệ an toàn quan trọng hàng đầu trên ô tô. ABS có tác dụng kiểm soát hướng lái, chống hiện tượng trượt khi phanh gấp nói nôm na ABS sẽ ngăn chặn tình trạng bánh xe bị khóa cứng (ngừng quay), gây lết, trượt bánh và giúp quá trình phanh xe diễn ra trơn tru, an toàn hơn.
Là một hệ thống phanh điện tử, ABS hoạt động bằng cách rung giật chân phanh, mô phỏng động tác phanh nhấp nhả nhưng ở một tần số lớn hơn rất nhiều so với việc thực hiện thủ công và chỉ được kích hoạt trong những tình huống phanh khẩn cấp.
Ở một cấp độ cao hơn khi các bánh xe cùng hoạt động thì chỉ cần có một bánh xe nào có tốc độ quay thấp hơn đáng kể so với các bánh khác được cảm biến phát hiện thì hệ thống ABS sẽ được kích hoạt bắt đầu giảm lực phanh rồi thực hiện việc nhấp nhả liên tục (tần số khoảng 20 lần/giây) cho phép giảm tốc độ xe một cách an toàn.
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA (Brake Assist)
Nói một cách đơn giản hệ thống phanh BA sẽ phân tích tốc độ và lực mà người lái đạp phanh, từ đó xác định tình huống phanh khẩn cấp, nếu pê đan phanh không được đạp hết cỡ, hệ thống sẽ tự động kích hoạt BA để phanh tối đa.
Trong tình huống khẩn cấp có rất nhiều tài xế hoảng loạn, không biết xử lý tình huống và sẽ cảm thấy bối rối khi thấy phản ứng lực khực từ pê đan phanh (ABS được kích hoạt), sau đó sẽ thả chân phanh, lúc này hệ thống BA sẽ được kích hoạt.
Theo nghiên cứu từ Daimler-Benz, đa số các trường hợp phanh khẩn cấp, BA giúp quãng đường dừng xe ngắn hơn tới 20% so với xe không có BA.
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD (Electronic Brake Distribution)
Đây là hệ thống gần như luôn luôn đi kèm với ABS, giống như ABS mục đích của EBD cũng là giúp hạn chế tình trạng trượt khi xe phải phanh gấp.
Khi gặp tình huống xe phải phanh gấp trọng tâm xe bị dồn về phía trước, nhiệm vụ của EBD sẽ phân bổ lực phanh tới trục trước ít hơn so với trục sau từ đó giúp xe cân bằng lực phanh tới từng bánh xe cụ thể, tùy theo điều kiện mặt đường, tốc độ quay, tải trọng phân bố…
Hệ thống cân bằng điện tử ESC (Electronic Stability Control)
Đây cũng là tính năng quan trọng góp phần nâng cao tính an toàn cho xe ô tô. Hệ thống giúp đảm bảo sự ổn định và cân bằng của xe trong mọi tình huống.
Khi phải tránh những vật cản đột ngột khiến tài xế phải đánh lái gấp thì hệ thống ESC sẽ can thiệp, tự động chuyển hướng và lấy lại cân bằng cho xe. Hệ thống này không chỉ hoạt động khi xe vận hành trong điều kiện đường trơn trượt hay băng giá mà còn hoạt động tốt ngay cả khi xe tăng tốc, vào cua.
Hệ thống cảm biến lùi
Cảm biến lùi thường được trang bị sẵn ở các dòng xe phân khúc cao cấp, xe sang. Hệ thống này sẽ giúp cảnh báo các vật cản phía sau ngoài tầm quan sát của tài xế. Một số dòng xe phổ thông không được tích hợp sẵn thì người dùng có thể tự trang bị thêm vào.
Công nghệ hỗ trợ người lái (Modern Driver-Assist Technology)
Hầu hết các xe ô tô hiện đại đều được trang bị công nghệ hỗ trợ người lái, ở dạng tiêu chuẩn hoặc dạng bổ sung tùy chọn. Dưới đây là một số hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến phổ biến hiện có trên ô tô hiện đại:
Hệ thống hỗ trợ đỗ xe
Nếu chiếc xe có tính năng Hỗ trợ đỗ xe chủ động, bạn có thể không phải lo lắng khi đối diện với một chỗ đỗ hẹp. Để kích hoạt hệ thống, bạn chỉ cần bấm nút điều khiển trung tâm để mở bộ phát sóng siêu âm xác định không gian đỗ xe phù hợp. Sau đó, hệ thống sẽ tính toán góc đánh lái tối ưu và nhanh chóng đưa xe vào chỗ đỗ, hoàn toàn tự động. Việc duy nhất bạn phải làm là vào số, điều khiển chân ga và phanh.
Hệ thống kiểm soát hành trình
Hệ thống cho phép bạn cài đặt tốc độ cho xe. Đây là một chức năng khá lí thú dành cho những người luôn canh cánh nỗi lo xe chạy quá tốc độ cho phép, nhất là đối với những ai hay phải đi trên đường quốc lộ…
Hệ thống cảnh báo sai làn đường
Hệ thống này sẽ giúp cho xe bạn không bị trượt về sau trong khoảng thời gian 3 giây khi chân bạn chuyển từ bàn đạp phanh sang nhấn ga.
Một số biện pháp bảo vệ cho xe thể thao
Bởi vì xe thể thao vốn khá nguy hiểm do chạy ở tốc độ cao nên chúng thường đi kèm với công nghệ an toàn hơn một chút so với ô tô thông thường. Để tăng khả năng kiểm soát và hỗ trợ người lái, ghế thể thao chuyên dụng thường được sử dụng. Chúng thường được cố định và gia cố đáng kể. Chúng cũng có dây đai an toàn bốn hoặc năm điểm để tăng thêm sự chắc chắn và bảo vệ.
Ngoài ra, với những chiếc xe thể thao, các nhà sản xuất còn trang bị một loạt thiết bị hỗ trợ và vật liệu chuyên biệt, chẳng hạn như má phanh lớn hơn, bền hơn. Trong trường hợp va chạm nghiêm trọng, một số còn được trang bị thanh lăn để bảo vệ người ngồi bên trong xe trong trường hợp xe bị lật.
Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn - Link gốc
Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam
-
Ford Ranger616 triệu - 1,202 tỷ
-
Suzuki Jimny789 triệu - 799 triệu
-
Mitsubishi Xforce620 triệu - 699 triệu
-
Kia Seltos629 triệu - 739 triệu