AWD là gì? Phân biệt AWD với các hệ dẫn động trên xe ô tô
Ngoài các tiêu chí cơ bản như thiết kế, trang bị, động cơ... thì hệ dẫn động cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe của khách hàng, đặc biệt là những người quan tâm đến cảm giác lái.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hệ dẫn động như FWD, RWD, 4WD hay AWD nhưng dường như AWD là hệ dẫn động nổi bật và có sức hút lớn, được rất nhiều những tài xế ưa chạy địa hình lựa chọn.
AWD là gì?
AWD - All Wheel Drive là hệ dẫn động 4 bánh tự động có nhiệm vụ cung cấp lực kéo đến tất cả các bánh, kèm theo sự phân bố lực kéo tự động bằng thuật toán bên trong ECU và người lái không thể điều khiển ở chế độ low hoặc high.
Một chiếc xe được trang bị hệ dẫn động All Wheel Drive có khả năng phân bổ công suất xuống bánh sau nhanh chóng, khi nhận diện bánh trước có dấu hiệu bị trượt, AWD tạo cho xe có độ bám vững vàng trên mặt đường. Nên người lái hoàn toàn an tâm khi di chuyển trên đoạn đường địa hình gồ ghề, trơn trượt.
AWD có ý nghĩa giúp cải thiện độ bám đường trong điều kiện thời tiết xấu. Một vài mẫu xe như xe Honda CR-V là ví dụ điển hình, mặc dù chúng là xe SUV nhưng lại sử dụng AWD thay vì 4WD. Vì thế, người ta gọi kiểu xe SUV này là “crossover”.
Các biến thể và tên gọi khác của AWD
Hệ dẫn động có nhiều biến thể với khả năng điều chỉnh tỷ lệ lực kéo thông thường giữa cầu trước và cầu sau là 20:80 hoặc 40:60, một số xe còn cung cấp tỷ lệ 10:90 ví dụ như dòng Ford Everest mới. Tùy vào yếu tố vận hành của mỗi dòng xe và dựa trên điều kiện đường đi, tỷ lệ có thể thay đổi thành 50:50 hoặc 80:20.
Một số tên gọi AWD khác của riêng từng hãng xe:
- BMW: XDrive
- Audi: Quattro
- Mercedes-Benz: 4Matic
- Volkswagen: 4Motion
Cấu tạo của hệ dẫn động AWD
AWD là thuật ngữ dùng để chỉ các xe dẫn động 4 bánh trong mọi thời điểmmà không phải thực hiện các thao tác gài cầu như trên các xe 4WD. Đây là một hệ thống truyền động cao cấp, trước đây thường chỉ xuất hiện trên những mẫu sedan, wagon hạng sang nhưng giờ đấy chúng đã phổ biến rộng rãi hơn trên những mẫu xe tầm trung và giá rẻ.
Cấu tạo gồm:
Bộ vi sai (Differential): Vì AWD có khả năng truyền động cả 4 bánh ở cả 2 cầu trước và sau nên hệ thống này được trang bị ít nhất 2 bộ vi sai gắn trên mỗi cầu nhằm cho phép các bánh lại quay với vận tốc khác nhau mỗi khi vào cua để đảm bảo sự ổn định của xe.
Ngoài ra, xe AWD còn được trang bị một bộ vi sai trung tâm nhằm phân bố năng lượng/vận tốc quay khác nhau giữa cầu trước và cầu sau của xe. Bộ phận này không tồn tại trên hệ dẫn động 4WD.
Hộp truyền động (Transfer case): đây là nơi chứa bộ vi sai trung tâm giúp trục bánh trước và bánh sau quay ở những vận tốc độc lập.
Trụctruyền động (Driveshaft): trục làm nhiệm vụ chuyền chuyển động quay sinh ra từ động cơ gắn ở cầu trước/sau để chuyển tải đến cầu còn lại của xe. Thường được chia làm trục cầu trước và trục cầu sau nhằm đảm bảo 2 cầu có thể hoạt động ở trên các mặt phẳng khác nhau (trong điều kiện đường ghồ ghề).
>>> Tham khảo thêm: Khóa vi sai là gì? Khi nào chức năng khóa vi sai được kích hoạt
Nguyên lý hoạt động của AWD
Hệ thống truyền động 4 bánh toàn thời gian (full-time AWD) hoạt động “thường trực” ở chế độ 4 bánh nhưng cho phép phân phối một cách linh hoạt lượng mô-men xoắn đến từng bánh xe riêng lẻ.
Với những cảm biến thông minh gắn trên xe (đo độ bám đường, lực ma sát, mô-men xoắn tại từng bánh xe, v.v…), chiếc xe có khả năng tự điều chỉnh sự phân bố lực đến từng bánh xe giúp đảm bảo chiếc xe có thể phản ứng như theo ý muốn của người lái.
Kết quả là trục trước và sau có thể quay bất đồng tốc mà không bánh nào bị mất độ bám đường hoặc chi phối khả năng điều hướng từ vô-lăng.
Ưu nhược điểm của AWD
Ưu điểm:
- Tự động điều chỉnh và phân chia lực kéo cho từng cầu giúp người lái rảnh tay hơn.
- Nhiều chế độ vân hành riêng biệt cùng với tỷ lệ truyền lực tối ưu nhất, phù hợp với từng đoạn đường di chuyển khác nhau.
Nhược điểm:
- AWD làm tăng khối lượng xe dẫn đến tôn nhiên liệu hơn.
- Xe được trang bị AWD có giá khá cao, khó tiếp cận.
- Chi phí sửa, chữa đắt đỏ, phức tạp và tốn thời gian.
Phân biệt AWD với các hệ dẫn động khác
Về cơ bản, hiện nay có 4 cơ cấu truyền động phổ biến nhất bao gồm:
- FWD (Front-Wheel Drive) : hệ truyền động cầu trước. Trên xe có trang bị FWD thì 2 bánh trước là 2 bánh trực tiếp nhận được năng lượng sinh ra bởi động cơ đốt trong và cũng chính 2 bánh trước làm nhiệm vụ “kéo” chiếc xe di chuyển đồng thời làm nhiệm vụ chỉnh hướng.
- RWD (Rear-Wheel Drive) : là hệ truyền động cầu sau. Hoạt động của hệ thống này tương tự như FWD nhưng lần này là 2 bánh sau quay và “đẩy” 2 bánh trước lăn theo.
- AWD (All-Wheel Drive) : là hệ truyền động 4 bánh toàn thời gian. Đây là hệ truyền động thuộc các dòng xe cao cấp. Ở AWD, cả 4 bánh đều nhận được năng lượng sinh ra bởi động cơ xe. Cấu tạo của hệ AWD cho phép điều chỉnh lượng năng lượng nhận được trên từng bánh sao cho xe có độ cân bằng tốt nhất trong từng trường hợp.
- 4WD (4-Wheels Drive) : cũng là hệ truyền động 4 bánh nhưng là loại bán thời gian. Đây là hệ thống chủ yếu được trang bị trên các xe gầm cao (SUV, Crossover, Off-road). Những chiếc xe trang bị hệ thống truyền động này có thể “quay” được cả 4 bánh cùng lúc hoặc chỉ 2 bánh tùy vào lựa chọn của người lái thông qua một cơ cấu “gài cầu” bên trong xe.
Trong khi FWD và RWD là hai loại hệ dẫn động 2 cầu, có thể dễ dàng phân biệt với AWD thì khá nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa AWD và 4WD, rằng đây chỉ là 2 cách viêt khác nhau.
Các loại xe 4WD chỉ chạy trên cả hai chục với cùng một vận tốc. Hệ dẫn động 4WD khiến xe dễ mất kiểm soát hơn tại khúc cua vì một trục của xe đã bị khóa cứng, có nguy cơ cao bị trượt trên mặt đường. Còn với AWD sẽ giảm khả năng xe bị trơn trượt, tăng độ an toàn cho người ngồi xe do hệ thống cho phép phân phối lực linh hoạt hơn, vận tốc của bánh trước không tương đương với bánh sau.
Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian AWD tác động lên mọi thời điểm tính từ lúc xe di chuyển. Còn tác động của hệ dẫn động 4WD thường đứt quãng.
Tuy nhiên, 4WD sử dụng tiết kiệm nhiên liệu hơn hệ dẫn động AWD. Nếu di chuyển trong điều kiện đường không quá gồ ghề, xe 4WD có thể tắt mức tiêu hao nhiêu liệu. Ngược lại, AWD làm tăng trọng lượng của xe, tương đương với việc tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Kết luận
AWD là hệ dẫn động được tối ưu rất tốt nhưng đổi lại sẽ ngốn rất nhiều chi phí khi sử dụng vậy nên đây không phải là lựa chọn của số đông. Nếu bạn chỉ cần di chuyển di xe với các tác vụ thông thường, đi lại hàng ngày trong phố thì không cần thiết phải lựa chọn phiên bản AWD.
Hy vọng những chia sẻ của Auto5 về hệ dẫn động 4 bánh toàn phần AWD có thể giúp bạn đọc có thể lựa chọn mình một chiếc xe có hệ dẫn động phù hợp với nhu cầu của bản thân cũng như bổ sung thêm những kiến thức về hệ dẫn động này.
Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn - Link gốc
Mẫu xe phổ biến ở Việt Nam
-
Ford Ranger616 triệu - 1,202 tỷ
-
Suzuki Jimny789 triệu - 799 triệu
-
Mitsubishi Xforce620 triệu - 699 triệu
-
Kia Seltos629 triệu - 739 triệu